Mã tài liệu: 190145
Số trang: 7
Định dạng: pdf
Dung lượng file:
Chuyên mục: Kỹ thuật - Công nghệ
Hệ thống xử lý nước thải của Bệnh viện đa khoa Đồng Tháp có công suất 250 m3/ngày với bể sinh học hiếu khí Aerotank được cải tạo thành bể sinh học tiếp xúc hiếu khí Activated Sludge combined with Biological Contactor- ASBC do không có khả năng xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn, đặc biệt là các chỉ tiêu tổng Nitơ. Sau khi được cải tạo, HTXL với bể ASBC thể hiện hiệu quả xử lý cao hơn hẳn: 87,8% đối với COD, 71,2% đối với tổng N, 83,6% đối với tổng P, 99,98% đối với Coliforms. Nước thải đầu ra đạt tiêu chuẩn cho phép loại A, TCVN 5945:2005.
Trung bình, mỗi ngày, các bệnh viện thải ra 750 l nước thải tính trên một giường. Nước thải bệnh viện có đầu ra gồm các vi sinh vật gây bệnh, các loại thuốc, các nguyên tố phóng xạ, và các hóa chất độc hại khác. Các chất ô nhiễm phát sinh từ bệnh viện chủ yếu là các hóa chất chữa trị ung thư, chất kháng sinh, các hợp chất halogen, … và phần lớn đi thẳng vào hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện (HTXL NTBV). Cùng với các chất ô nhiễm này, vi sinh vật gây bệnh trong NTBV gây ra ô nhiễm nặng nề cho môi trường tự nhiên, đặc biệt là cho các loài sinh vật và nguồn tiếp nhận. Do đó, việc nghiên cứu và áp dụng các phương pháp xử lý nước thải bệnh viện một cách hiệu quả, bảo đảm tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường là vấn đề đang được quan tâm. Thông thường, quá trình xử lý sinh học bậc 2 cùng với quá trình xử lý bùn kỵ khí thường được sử dụng để xử lý NTBV. Tuy nhiên, trong các khoảng thời gian hàm lượng vi sinh vật trong nước thải tăng cao (thường là thời kỳ có khí hậu nóng như mùa hè), nước đầu ra cần phải được khử trùng bằng các chất khử trùng thích hợp như ClO2. Đối với các bệnh viện thải nước ra nguồn tiếp nhận ven biển gần vùng nuôi động vật nhuyễn thể, việc khử trùng nước thải trước khi xả ra nguồn tiếp nhận là yêu cầu bắt buộc.
Các yếu tố thường ảnh hưởng đến quyết định thiết kế HTXL NTBV là: yêu cầu diện tích đất, chi phí xây dựng, chi phí vận hành thiết bị và bảo dưỡng máy móc. Theo Kumar và cộng sự, các quá trình bùn lơ lửng hoạt tính truyền thống đã được sử dụng thành công và rộng rãi để xử lý nước thải sinh hoạt không phải luôn luôn thích hợp với việc xử lý NTBV. Trong phạm vi hoạt động của Công ty Công nghệ xanh trong lĩnh vực xử lý nước thải, điều này được kiểm chứng đúng với trường hợp của Bệnh viện đa khoa Đồng Tháp, khi hệ thống bể sinh học hiếu khí (Aerotank) không xử lý triệt để tổng N, tổng P, Coliform. Để kiểm soát vấn đề trên, chúng tôi lựa chọn giải pháp cải tạo hệ thống xử lý với bể sinh học tiếp xúc hiếu khí (ASBC-Activated Sludgecombined with Biological Contactor) – phương pháp được chứng minh có khả năng loại trừ hiệu quả các chất dinh dưỡng như N và P có trong nước thải. Các bước cải tạo hệ thống xử lý nước thải bệnh viện từ bể sinh học hiếu khí sang bể sinh học tiếp xúc hiếu khí cùng với hiệu quả xử lý của từng phương án sẽ được đề cập và tóm tắt trong bài báo này.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 458
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 303
👁 Lượt xem: 311
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 173
👁 Lượt xem: 560
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 366
⬇ Lượt tải: 9
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 26
⬇ Lượt tải: 4
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 498
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 173
👁 Lượt xem: 401
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 637
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 25
⬇ Lượt tải: 5
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 650
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 534
⬇ Lượt tải: 22