Mã tài liệu: 283307
Số trang: 155
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 2,588 Kb
Chuyên mục: Kỹ thuật - Công nghệ
PHẦN MỞ ĐẦU
Trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nền kinh tế nước ta đang chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước. Công cuộc đổi mới này đề ra những yêu cầu mới đối với hệ thống giáo dục. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, thông tin liên lạc trên thế giới rất phát triển kéo theo sự thay đổi vô cùng to lớn về yếu tố con người trong xã hội. Trong xã hội mới, tri thức là yếu tố quyết định, con người là yếu tố trung tâm, là chủ thể của toàn xã hội, do đó giáo dục con người đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất nước .
Để đáp ứng yêu cầu con người - nguồn nhân lực, yếu tố quyết định sự phát triển của đÊt nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần tạo ra những chuyển biến cơ bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo. Trong những năm gần đây, Bộ giáo dục và đào tạo đã khuyến khích việc sử dụng đa dạng các phương pháp dạy học tích cực nhằm hoạt động hóa người học. Muốn được như thế, nguồn bài tập, câu hỏi cho nội dung kiến thức phải phong phú, đa dạng.
Tuy vậy, với những môn học có mức độ tư duy cao và một khả năng vận dụng kiến thức tổng hợp thì việc chuẩn bị dạng câu TNKQ là dường như chưa đầy đủ, chưa có sự sáng tạo, nhạy bén và sự phát triển tư duy khoa học cao. Do vậy, trong trường hợp này cần duy trì và phát triển hệ thống câu hỏi và bài tập tự luận để xử lý thông tin và lĩnh hội tri thức môn học.
Vì những lí do trên đây, chúng tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập một số chương trong phân tích lí hóa ” và sử dụng chúng theo hướng dạy và học tích cực để phát triển năng lực tư duy, độc lập, sáng tạo của người học.
II – Nội dung chính của đề tài:
Hệ thống câu hỏi và bài tập tự luận môn phân tích lí hoá của 3 chương:
- Chương I: Phương pháp phân tích quang phổ hấp thụ nguyên tử.
- Chương II: Phương pháp phân tích quang phổ phát xạ nguyên tử.
- Chương III: Các phương pháp tách, chiết và phân chia.
III – Nhiệm vụ của đề tài:
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài.
- Nghiên cứu đưa ra hệ thống câu hỏi và bài tập trong nội dung đề tài.
- Nghiên cứu hướng dẫn cách giải.
Phân loại thành các nhóm bài tập theo chủ đề, từ đó hệ thống hóa kiến thức
và bao quát được nội dung môn học của 3 chương này.
Từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy học phần “Phân tích lí hóa” trong các trường ĐHSP, CĐSP và ĐHKHTN, … có sử dụng học phần phân tích hóa lí.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 831
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 154
👁 Lượt xem: 470
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 154
👁 Lượt xem: 384
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 337
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 610
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 416
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 442
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 464
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 484
⬇ Lượt tải: 21
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 155
👁 Lượt xem: 431
⬇ Lượt tải: 16