Mã tài liệu: 239309
Số trang: 98
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 4,169 Kb
Chuyên mục: Kỹ thuật - Công nghệ
PHẦN I: TỔNG QUAN
I. Xu hướng chung:
Ngày nay, thương mại điện tử đã trở nên rất phổ biến.Với ưu điểm là tiết kiệm
chi phí marketing cũng như tạo sự thuận lợi cho người dùng có nhu cầu trang
bị đồ dùng cho mình. Thương mại điện tử hầu như hiện diện ở khắp nơi trên
thế giới đặc biệt là ở những quốc gia có nền kinh tế phát triển.
Tại Việt Nam những năm gần đây thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ hầu như
đều tiếp thị sản phẩm của mình cũng như bán hàng trực tuyến trên internet.
II. Hình thức thương mại điện tử:
1. Khách hàng từ một máy tính tại một nơi nào đó, điền những thông tin thanh
toán và địa chỉ liên hệ vào đơn đặt hàng (Order Form) của Website bán
hàng (còn gọi là Website thương mại điện tử). Doanh nghiệp nhận được
yêu cầu mua hàng hoá hay dịch vụ của khách hàng và phản hồi xác nhận
tóm tắt lại những thông tin cần thiết những mặt hàng đã chọn, địa chỉ giao
nhận và số phiếu đặt hàng .
2. Khách hàng kiểm tra lại các thông tin và kích (click) vào nút (button) "đặt
hàng", từ bàn phím hay chuột (mouse) của máy tính, để gởi thông tin trả về
cho doanh nghiệp.
3. Doanh nghiệp nhận và lưu trữ thông tin đặt hàng đồng thời chuyển tiếp
thông tin thanh toán (số thẻ tín dụng, ngày đáo hạn, chủ thẻ .) đã được mã
hoá đến máy chủ (Server, thiết bị xử lý dữ liệu) của Trung tâm cung cấp
dịch vụ xử lý thẻ trên mạng Internet. Với quá trình mã hóa các thông tin
thanh toán của khách hàng được bảo mật an toàn nhằm chống gian lận
trong các giao dịch (chẳng hạn doanh nghiệp sẽ không biết được thông tin
về thẻ tín dụng của khách hàng).
4. Khi Trung tâm Xử lý thẻ tín dụng nhận được thông tin thanh toán, sẽ giải
mã thông tin và xử lý giao dịch đằng sau bức tường lửa (FireWall) và tách
rời mạng Internet (off the Internet), nhằm mục đích bảo mật tuyệt đối cho
các giao dịch thương mại, định dạng lại giao dịch và chuyển tiếp thông tin
thanh toán đến ngân hàng của doanh nghiệp (Acquirer) theo một đường dây
thuê bao riêng (một đường truyền số liệu riêng biệt).
5. Ngân hàng của doanh nghiệp gởi thông điệp điện tử yêu cầu thanh toán
(authorization request) đến Ngân hàng hoặc Công ty cung cấp thẻ tín dụng
của khách hàng (Issuer). Và tổ chức tài chính này sẽ phản hồi là đồng ý
hoặc từ chối thanh toán đến trung tâm xử lý thẻ tín dụng trên mạng Internet.
6. Trung tâm xử lý thẻ tín dụng trên Internet sẽ tiếp tục chuyển tiếp những
thông tin phản hồi trên đến doanh nghiệp, và tùy theo đó doanh nghiệp
thông báo cho khách hàng được rõ là đơn đặt hàng sẽ được thực hiện hay
không.
7. Toàn bộ thời gian thực hiện một giao dịch qua mạng từ bước 1 -> bước 6
được xử lý trong khoảng 15 - 20 giây.
III.
Lý do và mục tiêu của đề tài:
Như chúng ta thấy thương mại điện tử ngày trở nên phổ biến và cùng với
những lợi ích mà thương mại điện tử đem lại cho doanh nghiệp và người dùng
như :
1. Thương mại điện tử (TMĐT) giúp cho các doanh nghiệp nắm được thông
tin phong phú về thị trường và đối tác.
2. TMĐT giúp giảm chi phí sản xuất.
3. TMĐT giúp giảm chi phí bán hàng và tiếp thị.
4. TMĐT qua Internet giúp người tiêu dùng và các doanh nghiệp giảm đáng
kể thời gian và chi phí giao dịch.
5. Tạo điều kiện sớm tiếp cận nền kinh tế số hóa.
Nhận thức rõ về những lợi ích mà thương mại điện tử đem lại nên em quyết định tìm hiểu
và nghiên cứu xây dựng một website giơi thiệu và bán sản phẩm trực tuyến trên internet.
IV.
Cấu trúc báo cáo:
Từ những mục tiêu và lợi ích trên em đã thực hiện các công việc và kết quả các
công việc được thể hiện trong báo cáo luận văn này theo cấu trúc sau:
Báo cáo luận văn gôm 3 phần:
Phần I .Tổng quan: Xu hướng thương mại điện tử hiện nay nêu lên nhu cầu
thực tế và lý do thực hiện đề tài .
Phần II. Tìm hiểu về XML và XSLT
Chương I. Tìm hiểu về XML và XSLT: Giới thiệu về ngôn ngữ XML đồng
thời cũng giới thiệu sơ lược về hợp khuôn dạng (Well-formed) và tính hợp lệ
(validation).
Chương II. Xây dựng tài liệu XML hợp khuôn dạng: Giới thiệu cụ thể cấu trúc
bên trong của một tài liệu XML.
Chương III. Định nghĩa kiểu tư liệu DTD và kiểm tra tính hợp lệ cảu tài liệu
XML:
Giới thiệu về cách định nghĩa và khai báo các phần tử (Element) được sử dụng
trong tài liệu XML để tạo nên một tài liệu có cấu trúc dạng cây.
Chương IV. Lược đồ XML (Schema XML) :
Giới thiệu về chức năng của lược đồ XML và sự cần thiết của lược đồ XML
Chương V: Sử dụng XSLT để transform dữ liệu XML: Giới thiệu về XSLT và
các lệnh cũng như cấu trúc của một file XSLT.
Chương VI. Chương trình ứng dụng: Xây dựng website giới thiệu và bán hàng
trực tuyến
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 912
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 536
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 761
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 390
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 613
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 570
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 541
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 114
👁 Lượt xem: 506
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 624
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 577
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 574
⬇ Lượt tải: 16