Mã tài liệu: 296270
Số trang: 22
Định dạng: rar
Dung lượng file: 547 Kb
Chuyên mục: Kỹ thuật - Công nghệ
[FONT="Times New Roman"]CÁC GIAO THỨC LIÊN QUAN ĐẾN VOIP
A.1 Bộ giao thức TCP/IP
Bộ giao thức TCP/IP được thiết kế để giao tiếp giữa các hệ máy tính khác loại. Nó được Phát triển từ một dự án của Bộ quốc phòng Mỹ có tên Advanced Research Projects Agency (DARPA).
Có nhiều lý do để TCP/IP trở nên phổ biến, trong đó có hai lý do chính. Thứ nhất, DARPA đã cung cấp một khối lượng lớn để bộ giao thức này trở thành một phần của hệ thống UNIX của Berkeley. Khi TCP/IP dược giới thiệu ra thị trường thương mại, UNIX đã luôn kể về nó. Berkeley UNIX và TCP/IP trở thành hệ điều hành và giao thức chuẩn cho lựa chọn của các trường đại học tổng hợp. Tại đây, nó được sử dụng với các trạm làm việc trong kỹ thuật và nghiên cứu môi trường. 1983, chính phủ Mỹ đề xuất các mạng của chính phủ dùng giao thức TCP/IP.
Lý do thứ hai là khả năng của giao thức cho phép các hệ máy tính khác loại giao tiếp với nhau thông qua mạng. Khi TCP/IP tràn vào, các giao thức khác vẫn còn rất phổ biến với các nhà cung cấp LAN. Các giao thức này đã hạn chế những NSD bởi vì giao thức phụ thuộc người bán.
TCP/IP làm cho các máy tính và các hệ điều hành khác loại hoạt động đan xen nhau. Ví dụ, hệ thống DEC chạy hệ điều hành VMS kết hợp với TCP/IP (như hệ điều hành mạng) có thể truyền thông với trạm của SUN Microsystem UNIX đang chạy TCP/IP. Khi hoạt động như vậy, TCP/IP không làm ảnh hưởng tới cấu trúc phần cứng và hệ điều hành của các máy tính thành phần.
TCP/IP đã Phát triển trên một Kiến trúc cho phép các máy tính có hệ điều hành và Kiến trúc phần cứng thay đổi vẫn thông tin được với nhau. Nó chạy như một chương trình ứng dụng trên các hệ thóng đó.
Hình A.1 mô tả Kiến trúc mạng TCP/IP có so sánh với mô hình tham chiếu OSI.
Hình A.1 TCP/IP so sánh với OSI
Hình A.2 TCP/IP tương ứng với tầng 3 và 4 mô hình OSI
Theo mô hình OSI, mỗi tầng có một giao thức phân biệt. Trong hình ta thấy sự tương ứng giữa mô hình OSI và mô hình TCP/IP. Trái tim của giao thức TCP/IP là giao thức tương ứng với tầng 3 và 4 ở mô hình OSI (Hình A.2).
Giao thức IP tương ứng với giao thức tầng mạng, còn giao thức TCP tương ứng giao thức tầng giao vận. Các ứng dụng sẽ chạy thẳng trên giao thức này. Các ứng dụng cụ thể như: truyền file, thư điện tử... Ta thấy giao thức TCP/IP chạy độc lập với các giao thức tầng liên kết dữ liệu và tầng vật lý. Nó có thể chạy trên mạng Ethernet, Token Ring, FDDI, đường truyền nối tiếp, X.25...
A.1.1 Giao thức IP
Mục đích của giao thức IP là kết nối các mạng con thành dạng internet để truyền dữ liệu. Giao thức IP cung cấp bốn chức năng:
- Đơn vị cơ sở cho truyền dữ liệu.
- Đánh địa chỉ.
- Chọn đường.
- Phân đoạn các datagram.
- Đơn vị cơ sở cho truyền dữ liệu.
Mục đích đầu tiên của IP là cung cấp các thuật toán truyền dữ liệu giữa các mạng. Nó cung cấp một dịch vụ phân phát không kết nối cho các giao thức tầng cao hơn. Nghĩa là nó không thiết lập phiên (session) làm việc giữa trạm truyền và trạm nhận. IP gói (encapsulate) dữ liệu và phát nó với một sự nỗ lực nhất. IP không báo cho người nhận và người gửi về tình trạng gói dữ liệu mà cố gắng phát nó, do đó gọi là dịch vụ nỗ lực nhất. Nếu tầng liên kết dữ liệu bị lỗi thì IP cũng không thông báo mà cứ gửi lên tầng trên. Do đó, tới tầng TCP dữ liệu phải được phục hồi lỗi. Nói cách khác, tầng TCP phải có cơ chế timeout đối với việc truyền đó và sẽ phải gửi lại (resend) dữ liệu.
Trước khi phát dữ liệu xuống tầng dưới, IP thêm vào các thông tin điều khiển để báo cho tầng 2 biết có thông báo cần gửi vào mạng. Đơn vị thông tin IP truyền đi gọi là datagram, còn khi truyền trên mạng gọi là gói. Các gói được truyền với tốc độ cao trên mạng.
Giao thức IP không quan tâm kiểu dữ liệu trong gói. Các dữ liệu phải thêm các thông tin điều khiển gọi là đầu IP (IP header). Hình A.3 chỉ ra cách IP gói thông tin và một đầu gói chuẩn của một datagram IP.
PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
7 kHz Audio - Coding Within 64 KBIT/S: ITU-T Recommendation G.722
7 kHz Audio - Coding Within 64 KBIT/S Annex A: ITU-T Recommendation G.722 – Annex A
A Primer on the T.120 Series Standards: A Databeam Coporation White Paper
Các dịch vụ thời gian thực trên mạng Internet: KS. Trịnh Bảo Khánh
Chất lượng dịch vụ thoại qua IP - Mô hình đang thay đổi: Ngô Vân Anh - "Thông tin Khoa học kỹ thuật và kinh tế Bưu Điện" 3/2001
Coding of Speech at 8 kbit/s Using CS-ACELP: ITU-T Recommendation G.729
Coding of Speech at 8 kbit/s Using CS-ACELP: ITU-T Recommendation G.729 – Annex A
Coding of Speech at 16 kbit/s Using Low-Delay Code Excited Linear Prediction: ITU-T Recommendation G.728
Coding of Speech at 16 kbit/s Using Low-Delay Code Excited Linear Prediction Annex G: ITU-T Recommendation G.728 – Annex G
Coding of Speech at 16 kbit/s Using Low-Delay Code Excited Linear Prediction Annex H: ITU-T Recommendation G.728 – Annex H
Con đường đi đến tháng 6 của dịch vụ VoIP: Huệ Anh-"Bưu Điện Việt Nam" số 14
Dual Rate Speech Conderfor Multimedia Communications Transmitting at 5.3 and 6.3 kbit/s: ITU-T Recommendation G.723.1
Điện thoại di động trực tiếp nối mạng Internet đã có tại Việt Nam: "Thời báo Tài chính Việt Nam" 14/6/2000
Điện thoại trong Intranet: PC World 1/1997
Hệ thống địa chỉ sử dụng cho điện thoại IP: Đinh Quang Trung-Luận văn cao học khoa"Công nghệ thông tin"
Internet thế hệ mới: PC World 3/1998
IP Telephone Design and Implementation Issues: William E. Witowsky in Telogy Networks, Inc.
IP Telephony - Điện thoại Internet: http://ww.vnpt.com.cn/vnpt/science_t.../IP/dthoai.htm
IPv6: PC World 12/1998
Lan Times Guide to Telephony: David D. Bezar
Một số nét về quá trình Phát triển của điện thoại Internet: Nguyễn Đức Kiên-"Chuyên đề Internet" 11/2000
Pulse Code Modulation (PCM) Of Voice Frequencies: ITU-T Recommendation G.711
Quality of Service in IP Networks: Grenville Armitage
RTP Profile for Audio and Video Conferences: RFC 1890
Session Initiation Protocol (SIP): RFC 2543
Speech Performance: Appendix II to ITU-T Recommendation G.728
The Recommendation for the IP Next Generation Protocol: RFC 1752
Thị trường điện thoại IP trên thế giới: Cao Mạnh Hùng-"Bưu điện Việt Nam" 23/3/2000
Tích hợp điện thoại với máy tính: PC World 9/1996
Voice over Data Networks: Gilbert Held
Voice over IP: Trần Phương Đức-Luận văn cao học khoa "Điện tử Viễn thông"
Voice over IP: Hoàng Xuân Tùng-Đồ án tốt nghiệp khoa "Điện tử Viễn thông"
Voice over IP: Kim Thanh Tùng -Lương Ngọc Tuấn ĐT2-K41
Voice over IP (Internet Protocols, Rsvp, IPv6): VoIP Chapter 30, 43, 46 Sysco System
Voice over IP : Protocols and Standards: Rakesh Arora, arora@cis.ohio-state.edu
Voice over IP: Products, Services and Issues: Vinodkrishnan Kulathumani, vinodkri@cis.ohio-state.edu
Voice over IP: Strategies for the Converged Network: Mark A. Miller, P.E.
Voice-Fax over IP: MICOM Communication Corp
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 386
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 1072
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 114
👁 Lượt xem: 434
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 772
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 469
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 640
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 1547
⬇ Lượt tải: 20
Những tài liệu bạn đã xem