Mã tài liệu: 83646
Số trang: 60
Định dạng: docx
Dung lượng file: 360 Kb
Chuyên mục: Tài nguyên môi trường
Nền kinh tế kế hoạch hoá, tập trung quan liêu bao cấp tồn tại và phát triển trong một thời gian dài của giai đoạn quá độ đi lên CNXH ở nước ta. Mọi hoạt động của các đơn vị kinh tế ở giai đoạn đó nhất nhất phải tuân theo kế hoạch, chỉ tiêu mà Nhà nước đã ấn định. Bước sang nền kinh tế thị trường, do được thiết lập trên nền tảng pháp lý của quyền tự do kinh doanh, quan hệ thương mại và đầu tư có phương thức hình thành chủ yếu là thông qua quan hệ hợp đồng. Sự thoả thuận, thống nhất ý chí một cách tự nguyện, bình đẳng giúp cho các bên cùng có cơ hội tìm kiếm lợi nhuận và thực hiện các mục tiêu nghề nghiệp của mình. Pháp luật hợp đồng với sứ mệnh là nền tảng pháp lý của mọi sự thoả thuận tự nguyện luôn đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập các quan hệ hợp đồng bình đẳng, an toàn cùng có lợi cho tổ chức, cá nhân. Từ năm 2005, khi Luật Thương mại (2005) và Bộ luật Dân sự (2005) được ban hành, Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế năm 1989 bị huỷ bỏ, sự điều chỉnh đối với các quan hệ hợp đồng nói chung và hợp đồng trong lĩnh vực thương mại nói riêng đã có sự thay đổi căn bản. Pháp luật đã quy định rõ nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện các điều khoản đã thoả thuận trong hợp đồng. Nếu một bên có hành vi vi phạm gây thiệt hại cho bên kia thì phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi. Việc quy định các hình thức chế tài trong thương mại có ý nghĩa quan trọng nhằm đảm bảo ổn định các quan hệ hợp đồng, trật tự pháp luật, khôi phục lợi ích của bên bị vi phạm, giáo dục ý thức pháp luật về hợp đồng. Tiếp nhận sự đổi mới của hệ thống pháp luật về hợp đồng trong những năm gần đây, nhu cầu tìm hiểu về vấn đề chế tài trong thương mại ngày càng trở nên bức thiết nhằm ổn định các quan hệ hợp đồng, nhất là khi Việt Nam đã tham ra vào “sân chơi” quốc tế về các vấn đề thương mại (Việt Nam tham gia vào tổ chức Thương mại thế giới WTO).
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, kết cấu của luận văn gồm có ba chương:
• Chương I: Khái quát chung về hợp đồng và chế tài do vi phạm hợp đồng trong thương mại.
• Chương II: Nội dung pháp lý cơ bản của các hình thức chế tài trong thương mại.
• Chương III: Chế tài thương mại nhìn từ một số vụ tranh chấp và một số kiến nghị.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 405
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 671
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 454
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 630
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 572
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 545
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 688
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 2136
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 919
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 578
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 475
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 507
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 1552
⬇ Lượt tải: 22