Mã tài liệu: 127567
Số trang: 76
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Tài nguyên môi trường
Việt Nam là một quốc gia có biên giới biển, có lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế ở biển Đông với diện tích hơn 1 triệu km2, thêm vào đó là đặc điểm không phải quốc gia nào cũng có, đó là Biển Đông của nước ta là biển hở thông với đại dương. Vì thế, Việt Nam không những có nhiều thuận lợi để khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên tái tạo và không tái tạo phong phú, quan trọng do thiên nhiên mang lại, mà còn là cơ hội giao thương với thế giới để phát triển nền kinh tế hội nhập mang nhiều thách thức, trong đó phát triển ngành hàng hải, giao thông vận tải biển, các công trình ven biển, các ngành công nghiệp, dịch vụ, du lịch và thương mại quốc tế.
Những năm gần đây, Việt Nam đang thúc đẩy xây dựng và cải cách pháp luật dân sự nói chung và pháp luật thương mại-dịch vụ nói riêng trong đó có pháp luật Hàng hải. Trong năm 2005 với hai kỳ họp, Quốc hội đã thông qua Bộ luật Dân sự (từ đây xin viết tắt là BLDS) thay thế năm 1995 và Bộ luật Hàng hải (từ đây xin viết tắt là BLHH) thay thế năm 1990; một loạt đạo luật về tài sản và kinh doanh như Luật Thương mại (sửa đổi), Luật Nhà ở, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp (sửa đổi), Luật Sở hữu Trí tuệ và Luật đầu tư (thống nhất). Đây là các luật hết sức cần thiết và quan trọng đối với mọi thể nhân và pháp nhân kinh doanh trong khu vực nhà nước và tư nhân.
Điều đó chứng tỏ việc đẩy nhanh quá trình xây dựng các thể chế kinh tế vi mô ở nước ta, là cơ sở tạo nên môi trường kinh doanh:
- Nhiều thể nhân và pháp nhân kinh doanh-dịch vụ;
- Hoạt động dựa trên cơ sở quyền tự do kinh doanh;
- Giao dịch dựa vào nguyên tắc thoả thuận, cùng có lợi và tự chịu trách nhiệm;
- Mở rộng hoạt động của chi nhánh và đại diện pháp nhân;
- Tiềm lực kinh tế bắt đầu tập trung vào các Công ty Trách nhiệm hữu hạn hay Cổ phần, các thực thể hợp danh (Patnerships), các thương nhân là chủ trang trại, hộ gia đình...
Các thể chế kinh tế vi mô như vậy đang tạo nên mạng lưới các vi mạch nuôi sống mọi tế bào xã hội, trong đó có mạng lưới các doanh nghiệp đóng tàu và dịch vụ sửa chữa tàu đang có nhiều tiềm năng hứa hẹn và nhiều thách thức, mà một trong những thách thức đó là môi trường giao dịch tài sản phi mua bán nhưng có bảo đảm giữa các chủ thể thị trường với doanh nghiệp hàng hải.
BLHH 1990 và BLDS 1995 là sự minh chứng cho việc đặt nền móng xây dựng hệ thống pháp luật dân sự - thương mại của Việt Nam ở những năm đầu 90. Cả hai Bộ luật sau thời gian thực thi, nay được thay thế bằng các Bộ luật mới năm 2005 trên quan điểm có định hướng, kế thừa, pháp điển hóa các quy định hiện hành còn thích hợp, vận dụng kinh nghiệm xây dựng pháp luật của nước ngoài phù hợp với điều kiện của Việt Nam và từng bước nội luật hoá pháp luật quốc tế.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của chế định giao dịch bảo đảm trong pháp luật hàng hải Việt Nam
Chương 2: Áp dụng pháp luật Việt Nam về giao dịch bảo đảm trong lĩnh vực hàng hải
Chương 3: Phương hướng hoàn thiện chế định giao dịch bảo đảm trong pháp luật hàng hải Việt Nam
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 572
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 105
👁 Lượt xem: 537
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 520
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 575
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 111
👁 Lượt xem: 708
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 627
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 1152
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 449
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 369
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 506
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 630
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 481
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 574
⬇ Lượt tải: 16