Mã tài liệu: 299238
Số trang: 86
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 2,060 Kb
Chuyên mục: Kỹ thuật - Công nghệ
CHƯƠNG IMẠNG TRUY NHẬP
1.1 Tổng quan:
Điện thoại được nhà khoa học người Mỹ Alexander Graham Bell phát minh từ năm 1876. Tuy nhiên, phải khoảng từ năm 1890 mạng điện thoại mới bắt đầu được triển khai tương đối rộng rãi. Cùng với sự xuất hiện của mạng thoại công cộng PSTN là sự đột phá của các phương tiện thông tin liên lạc thời bấy giờ. Như vậy, có thể coi mạng truy nhập ra đời vào khoảng năm 1890. Trong suốt nhiều thập kỷ đầu thế kỷ 20 mạng truy nhập không có sự thay đổi đáng kể nào, mặc dù mạng chuyển mạch đã thực hiện bước tiến dài từ tổng đài nhân công đến các tổng đài cơ điện và tổng đài điện tử.
Mạng truy nhập nằm giữa tổng đài nội hạt và thiết bị đầu cuối của khách hàng, thực hiện chức năng truyền dẫn tín hiệu. Tất cả các dịch vụ khách hàng có thể sử dụng được xác định bởi tổng đài nội hạt (chính là nút dịch vụ).
Mạng truy nhập có vai trò hết sức quan trọng trong mạng viễn thông và là phần tử quyết định trong mạng thế hệ sau. Mạng truy nhập là phần lớn nhất của bất kỳ mạng viễn thông nào, thường trải dài trên vùng địa lý rộng lớn. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, chi phí xây dựng mạng truy nhập chiếm ít nhất là một nửa chi phí xây dựng toàn bộ mạng viễn thông. Mạng truy nhập trực tiếp kết nối hàng nghìn, thậm chí hàng chục, hàng trăm nghìn thuê bao với mạng chuyển mạch. Đó là con đường duy nhất để cung cấp các dịch vụ tích hợp như thoại và dữ liệu. Chất lượng và hiệu năng của mạng truy nhập ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cung cấp dịch vụ của toàn bộ mạng viễn thông.
1.1.1 Các vấn đề của mạng truy nhập truyền thống:
Sau nhiều thập kỷ gần như không có sự thay đổi đáng kể nào trong cấu trúc cũng như công nghệ, mạng truy nhập thuê bao đang chuyển mình mạnh mẽ trong nhiều năm gần đây. Với sự phát triển nhanh chóng của các công nghệ và dịch vụ viễn thông,
Phân tích và mô phỏng hệ thống ADSLnhững tồn tại trong mạng truy nhập truyền thống ngày càng trở nên sâu sắc hơn. Các vấn đề này có thể tạm phân loại như sau:
Thứ nhất, với sự phát triển của các mạch tích hợp và công nghệ máy tính, chỉ một tổng đài duy nhất cũng có khả năng cung cấp dịch vụ cho thuê bao trong một vùng rất rộng lớn. Thế nhưng “vùng phủ sóng”, hay bán kính hoạt động của mạng truy nhập truyền thống tương đối hạn chế, thường dưới 5 km. Điều này hoàn toàn không phù hợp với chiến lược phát triển mạng là giảm số lượng, đồng thời tăng dung lượng và mở rộng vùng hoạt động của tổng đài.
Thứ hai, mạng truy nhập thuê bao truyền thống sử dụng chủ yếu là tín hiệu tương tự với giải tần hẹp. Đây là điều cản trở việc số hoá, mở rộng băng thông và tích hợp dịch vụ.
Thứ ba, theo phương phức truy nhập truyền thống, mỗi thuê bao cần có một lượng khá lớn cáp đồng kết nối với tổng đài. Tính trung bình mỗi thuê bao có khoảng 3 km cáp đồng. Hơn nữa bao giờ cáp gốc cũng được lắp đặt nhiều hơn nhu cầu thực tế để dự phòng. Như vậy tính ra mỗi thuê bao có ít nhất một đôi cáp cho riêng mình nhưng hiệu suất sử dụng lại rất thấp, do lưu lượng phát sinh của phần lớn thuê bao tương đối thấp. Vì vậy mạng truy nhập thuê bao truyền thống có chi phí đầu tư cao, phức tạp trong duy trì bảo dưỡng và kém hiệu quả trong sử dụng.
KẾT LUẬN
Qua đề tài này, chúng em đã tìm hiểu được: ADSL là gì?
Là công nghệ cho phép truyền dữ liệu và truy cập Internet tốc độ cao qua đường dây điện thoại. ADSL hoạt động như thế nào?
-Sử dụng một đường dây điện thoại để vừa cung cấp dịch vụ thoại,vừa kết nốiInternet.
-Sử dụng 4kHz tần số thấp của băng thông cho phép để phục vụ thoại.
-Sử dụng tần số lớn hơn 4 kHz của băng thông cho phép để truyền số liệu. Lợi ích của ADSL là gì?
-Gọi điện thoại và sử dụng Internet cùng một lúc.
-Tốc độ truy xuất nhanh gấp 140 lần so với modem Analog.
-Luôn luôn kết nối Internet.
-Độ tin cậy cao.
-Bảo mật.
Mô phỏng : cách hoạt động của hệ thống ADSL trong thực tế và một số cách mã hoá/giải mã, điều biến/giải điều biến của ADSL.
Hướng phát triển của đề tài:
9 Mô phỏng hệ thống ADSL cho truyền dẫn dữ liệu + tín hiệu thoại.
9 Phát triển công nghệ ADSL thành công nghệ VDSL(Very highDigital Subscriber Line)
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 886
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 660
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 443
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 465
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 361
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 171
👁 Lượt xem: 540
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 142
👁 Lượt xem: 863
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 290
👁 Lượt xem: 469
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 115
👁 Lượt xem: 485
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 203
👁 Lượt xem: 503
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 589
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 570
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem