Nhiên liệu là những vật liệu có khả năng cung cấp nhiệt lượng. Các vật liệu này có thể là cây, cỏ trên lớp vỏ Trái Đất, nhiên liệu hoá thạch trong lớp vỏ Trái Đất hay được sản xuất ra từ các ngành công nghiệp khác nhau. Trước khi bước vào kỉ nguyên công nghiệp, nhiên liệu chủ yếu sử dụng cho các mục đích dân dụng như: sưởi ấm, thắp sáng, nấu nướng. Khi nền công nghiệp thế giới phát triển, việc sử dụng nhiên liệu đã thay đổi hoàn toàn mặc dù tỉ lệ sử dụng cho các mục đích dân dụng vẫn cao và nhu cầu về nhiên liệu cho công nghiệp ngày càng tăng lên. Ngày nay, năng lượng nguyên tử được sử dụng rộng rãi, song vai trò của các nhiên liệu đã nói ở trên vẫn rất quan trọng trong đời sống nhân sinh và hoạt động sản xuất công nghiệp. Trong tự nhiên, nhiên liệu tồn tại ở ba trạng thái: khí, lỏng và rắn.
Nhiên liệu khí gồm: khí thiên nhiên; khí được sản xuất từ công nghiệp như: khí than, khí cốc, khí tổng hợp, khí than ướt, khí lò, khí metan từ bùn ao và từ sinh khối, khí hóa lỏng (LPG). Nhiên liệu lỏng gồm: dầu mỏ, các phân đoạn dầu đã được tinh luyện, xăng động cơ các loại, nhiên liệu điezen (DO), dầu nhiên liệu (FO), các phân đoạn chưng cất lỏng thu được từ cát dầu, đá dầu,... Nhiên liệu rắn gồm: thực vật phế thải, gỗ và than gỗ, than ở các dạng khác nhau như: than bùn, than nâu, than bitum, than bán bitum, than antraxit, cốc,...
Trong tài liệu này đề cập đến các nhiên liệu thu được từ dầu mỏ và khí thiên nhiên. Đó là khí thiên nhiên, khí hoá lỏng (LPG), nhiên liệu cho động cơ xăng, nhiên liệu cho máy bay cánh quạt, nhiên liệu cho máy bay phản lực, dầu hoả, nhiên liệu cho động cơ điezen (DO), nhiên liệu cho đốt lò (FO). Đây là những nhiên liệu không thể thiếu trong đời sống và hoạt động sản xuất của đất nước đang trên đường hiện đại hoá.
Trong tài liệu này cũng đề cập tới cơ sở vật lí và hóa học của sự cháy - một tính chất đặc trưng của nhiên liệu - đây là một lĩnh vực phức tạp liên quan tới nhiều khoa học khác nhau. Vì thế, việc đi sâu vào các lĩnh vực này vượt ra khỏi khuôn khổ nội dung của tài liệu. Ngoài ra tài liệu cũng giới thiệu một số ứng dụng của ngọn lửa trong công nghiệp và các phụ gia cho nhiên liệu. Tổng hợp nội dung của tài liệu nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về nhiên liệu cho các sinh viên trong chuyên ngành hóa học dầu mỏ.
Chương 1 NHỮNG TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA NHIÊN LIỆU
1.1 Nhiệt độ bốc cháy của nhiên liệu
1.2 Giới hạn nổ của nhiên liệu
1.3 Tốc độ truyền lửa
1.4 Nhiệt độ ngọn lửa
1.5 Sự cháy hợp thức và sự cháy không hoàn toàn
1.6 Hiệu ứng phân ly trong ngọn lửa
1.7 Năng suất tỏa nhiệt (NSTN hay nhiệt trị)
Chương 2 SẢN XUẤT NHIÊN LIỆU
2.1 Sản xuất nhiên liệu từ dầu mỏ
2.2 Sản xuất nhiên liệu từ lọc dầu
2.3 Sản xuất nhiên liệu từ cát bitum (Bituminous Sands)
2.4 Sản xuất nhiên liệu từ dầu nham phiến
2.5 Sản xuất nhiên liệu từ dầu than đá
Chương 3 CÁC NHIÊN LIỆU TỪ DẦU MỎ, KHÍ THIÊN NHIÊN
3.1 Nhiên liệu lỏng nặng (FO) (dầu madút)
3.2 Xăng động cơ
3.3 Nhiên liệu điezen (DO)
3.4 Nhiên liệu khí
Chương 4 PHÂN TÍCH NHIÊN LIỆU
4.1 Những vấn đề chung
4.2 Xác định nhiệt trị
Chương 5 Cơ sở vật lí và hóa học của sự cháy
5.1 Vài nét khái quát về sự cháy
5.2 Nhiệt động học và động học của sự cháy
5.4 Sự phát quang hoá học và ion hoá hóa học
Chương 6 ỨNG DỤNG CỦA NGỌN LỬA
6.1 Sự tạo thành các hạt cacbon trong ngọn lửa
6.2 Sản xuất axit xianhiđric bằng sự đốt cháy
6.3 Sự tạo thành nitơ oxit trong ngọn lửa
6.4 Sản xuất năng lượng
Chương 7 PHỤ GIA NHIÊN LIỆU
7.1 Phân loại các loại phụ gia nhiên liệu
7.2 Phụ gia cho xăng
7.3 Nhiên liệu sạch