Mã tài liệu: 235161
Số trang: 112
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 5,273 Kb
Chuyên mục: Kỹ thuật viễn thông
1. Lịch sử truyền hình
Truyền hình, hay còn được gọi là báo hình, là một loại phương tiện thông tin đại chúng hiện đại, không thể thiếu của một quốc gia. Nó là một phương tiện hiệu quả nhất trong truyền bá thông tin, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, của một địa phương hay một quốc gia, phát triển mạnh mẽ trên quy mô toàn cầu, là loại thông tin đến được nhiều người nhất.
Truyền hình là loại hình báo chí truyền tải nội dung chủ yếu bằng hình ảnh sống động và các phương tiện biểu đạt khác như lời nói, chữ viết, hình ảnh, âm thanh, . truyền hình chính là ngành công nghiệp được phát triển trên cơ sở các tiến bộ về công nghệ, thiết bị thu, phát, truyền dẫn, trường quay.
1.1 Quá trình phát triển của truyền hình
Truyền hình ra đời trong nửa đầu thế kỷ XX, sau khi có sự ra đời của tivi, các thiết bị truyền dẫn, phát sóng và các tiến bộ về công nghệ. Sau nhiều tiến bộ khác nhau, năm 1923, kỹ sư người Scotland, ông John Logie Baird đã đăng ký phát minh ra chiếc máy có khả năng hiện hình ảnh nhận từ những tín hiệu điện từ mà sau này chúng ta gọi là vô tuyến truyền hình (tivi).
Từ khoảng năm 1932, hãng BBC của Anh bắt đầu phát các chương trình truyền hình thường kỳ. Ngày nay, sóng truyền hình có thể đạt tới mọi nơi trên trái đất qua trạm chuyển tiếp, cáp truyền hình, vệ tinh nhân tạo và internet. Các chương trình truyền hình, từ chỗ chỉ phát bản tin thô sơ, đã tiến bộ dần với việc cho ra đời hàng trăm loại hình chương trình như các game show, truyền hình thực tế, phỏng vấn truyền hình, truyền hình theo yêu cầu, .
Nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật, mà công nghệ truyền hình ngày càng hoàn thiện về mặt kỹ thuật cũng như mặt sản xuất chương trình, từ lúc mới ra đời chỉ là truyền hình analog đen trắng dần phát triển lên truyền hình màu, rồi truyền hình số SDTV (truyền hình độ nét chuẩn) và HDTV (truyền hình độ nét cao).
1.2 Các thế hệ truyền hình
Từ lúc ra đời cho đến nay công nghệ truyền hình phát triển một cách vượt bậc giữ một vị trí quan trọng trong các lĩnh vực như: giải trí, kinh doanh, chính trị, thông tin, có nhiều cách phân chia các thế hệ truyền hình, nếu dựa vào công nghệ phát hình thì có thể chia ra hai công nghệ truyền hình đó là công nghệ số và analog. Còn nếu dựa vào công nghệ sản xuất tivi thì ta có thể chia thành các loại như công nghệ
CRT, công nghệ LCD, công nghệ Plasma, công nghệ OLED, còn dựa vào màu sắc của hình ảnh thì phân ra hai loại là truyền hình đen trắng và truyền hình màu, còn dựa vào môi trường truyền thì chia làm hai loại là truyền hình vô tuyến và truyền hình hữu tuyến. Ở đây chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về hai loại công nghệ này
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 185
👁 Lượt xem: 711
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 1036
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 139
👁 Lượt xem: 789
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 112
👁 Lượt xem: 386
⬇ Lượt tải: 16