Mã tài liệu: 296671
Số trang: 86
Định dạng: zip
Dung lượng file: 2,557 Kb
Chuyên mục: Kỹ thuật viễn thông
MỞ ĐẦU
Trong những năm qua, ngành công nghiệp viễn thông đã và đang tìm một phương thức chuyển mạch có thể phối hợp ưu điểm của IP và ATM để đáp ứng nhu cầu phát triển của mạng lưới trong giai đoạn tiếp theo. Đã có nhiều nghiên cứu được đưa ra trong đó có việc nghiên cứu công nghệ chuyển mạch nhãn MPLS.
Công nghệ MPLS là kết quả phát triển của công nghệ chuyển mạch IP sử dụng cơ chế hoán đổi nhãn như của ATM để tăng tốc độ truyền gói tin mà không cần thay đổi các giao thức định tuyến của IP. MPLS tách chức năng của IP thành hai phần riêng biệt: chức năng chuyển gói tin và chức năng điều khiển. Bên cạnh đó, MPLS cũng hỗ trợ việc quản lý dễ dàng hơn.
Trong những năm gần đây, MPLS đã được lựa chọn để đơn giản hoá và tích hợp mạng trong mạng lõi. Nó cho phép các nhà khai thác giảm chi phí, đơn giản hoá việc quản lý lưu lượng và hỗ trợ các dịch vụ Internet. Quan trọng hơn cả, nó là một bước tiến mới trong việc đạt mục tiêu mạng đa dịch vụ với các giao thức gồm di động, thoại, dữ liệu …
Mạng riêng ảo VPN là một trong những ứng dụng rất quan trọng trong mạng MPLS. Các công ty, doanh nghiệp đặc biệt các công ty đa quốc gia có nhu cầu rất lớn về loại hình dịch vụ này. Với VPN họ hoàn toàn có thể sử dụng các dịch vụ viễn thông, truyền số liệu nội bộ với chi phí thấp, an ninh bảo đảm. Đây là một ứng dụng rất quan trọng đáp ứng các yêu cầu của các mạng riêng sử dụng hạ tầng cơ sở thông tin quốc gia với những yêu cầu khác nhau về độ an toàn, bảo mật và chất lượng dịch vụ.
Luận văn được trình bày trong 6 chương và được chia làm hai phần. Phần đầu tập trung vào tìm hiểu công nghệ chuyển mạch nhãn đa giao thức. Phần thứ hai tìm hiểu về ứng dụng của mạng riêng ảo trong công nghệ MPLS.
Phần đầu gồm có 3 chương.
Chương 1: Trình bày về cấu trúc tổng quan của mạng MPLS, những vấn đề mà đang tồn tại trong mạng IP truyền thống, một số ứng dụng của chuyển mạch nhãn đa giao thức
Chương 2: Hoạt động của MPLS ở chế độ Frame-mode: Hoạt động trên miền dữ liệu, quá trình truyền và kết hợp nhãn, và xử lý ở bộ định tuyến cuối cùng trong quá trình truyền dữ liệu.
Chương 3: Hoạt động của MPLS ở chế độ Cell-mode: Sự kết nối trong vùng điều khiển qua giao diện LC-ATM, sự chuyển tiếp gói tin đã được gán nhãn qua miền ATM-LSR, phân phối và phân bổ nhãn qua miền ATM-LSR.
Phần hai gồm 3 chương:
Chương 4: Tổng quan về mạng riêng ảo VPN: sự phát triển của mạng riêng ảo, phân loại và chức năng của mạng riêng ảo, đường hầm và mã hóa, các giao thức dùng cho VPN, mô hình ngang hàng và chồng lấn.
Chương 5: Mô hình mạng MPLS/VPN: Mô hình ở lớp 2 (các thành phần VPN lớp 2, mô hình Martini, thông tin định tuyến) và lớp 3 (BGP/MPLS, các thành phần trong VPN lớp 3, hoạt động của BGP/MPLS, tồn tại và giải pháp.
Chương 6: Vấn đề bảo mật và chất lượng dịch vụ trong MPLS VPN: Tách biệt các VPN, chống lại các sự tấn công, dấu cấu trúc mạng lõi, chống lại sự giả mạo, chất lượng dịch vụ và xu hướng cũng như cơ hội của nhà cung cấp dịch vụ khi triển khai công nghệ MPLS VPN.
Đề tài MPLS là một đề tài khó và rộng, lại do trình độ và hiểu biết còn nhiều hạn chế nên luận văn này không thể tránh khỏi những thiếu sót, và có những phần còn chưa thể đề cập hết được. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn sinh viên. Em xin chân thành cám ơn
Hà Nội, những ngày tháng 6/2008
Sinh viên
Lê Phạm Minh Thông
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Phần 1: Chuyển mạch nhãn đa giao thức MPLS 3
Chương 1. Cấu trúc tổng quan của MPLS. 3
1. 1. 1. Tính khả chuyển (Scalability) 4
1. 1. 2. Điều khiển lưu lượng 4
1. 1. 3. Chất lượng của dịch vụ (QoS) 5
1. 2. Chuyển mạch nhãn đa giao thức là gì? 7
1. 2. 2. Tạo nhãn ở mạng biên 9
1. 2. 3. Chuyển tiếp gói MPLS và Đường chuyển mạch nhãn 12
1. 3. Các ứng dụng khác của MPLS 12
1. 3. 1. Điều khiển lưu lượng: 13
1. 3. 2. Mạng riêng ảo VPN (Virtual Private Network) 13
1. 3. 3. Tích hợp IP và ATM 13
2. 1. Hoạt động miền dữ liệu MPLS ở chế độ Frame-mode 15
2. 1. 1. Tiêu đề ngăn xếp nhãn MPLS ( MPLS label stack header) 16
2. 1. 3. Chuyển mạch nhãn MPLS với ngăn xếp nhãn 18
2. 2. Quá trình truyền và kết hợp nhãn trong Frame-mode MPLS 19
2. 2. 2. Phân phối và kết hợp nhãn 20
2. 2. 3. Hội tụ trong mạng MPLS ở chế độ Frame-mode 21
2. 3. Xử lý ở bộ định tuyến cuối cùng (Penultimate Hop Popping) 22
3. 1. Sự kết nối trong vùng điều khiển qua giao diện LC-ATM 25
3. 2. Sự chuyển tiếp gói tin đã được gán nhãn qua miền ATM-LSR 27
3. 3. Phân phối và phân bổ nhãn qua miền ATM-LSR 28
Phần 2: Ứng dụng mạng riêng ảo VPN trên mạng MPLS 32
4. 1. Giới thiệu về mạng riêng ảo (Virtual Private Network – VPN ). 32
4. 2. Sự phát triển của VPN. 33
4. 3. Phân loại VPN 35
4. 4. Chức năng của VPN 36
4. 5. Đường hầm và mã hóa 36
4. 6. Các giao thức dùng cho VPN 36
4. 6. 1. Giao thức đường hầm lớp 2 L2TP 36
4. 6. 2. Giao thức đóng gói định tuyến chung GRE 38
4. 6. 3. Giao thức bảo mật IP (IP Security Protocol) 38
4. 3. 1. 1. 2. Đóng gói bảo mật vùng tải trọng ESP 41
4. 6. 3. 2. Các mode chuyển tiếp dữ liệu trong IPSec 41
4. 6. 3. 2. 1. Tunnel mode 42
4. 6. 3. 2. 2. Transport mode ( mode giao vận) 42
4. 6. 3. 3. Quá trình hoạt động của IPSec. 43
4. 6. 3. 3. 1. Bước 1: Xác định luồng lưu lượng quan tâm (interesting traffic) 43
4. 6. 3. 3. 2. Bước 2: Pha IKE thứ nhất (IKE Phase 1) 44
4. 6. 3. 3. 3. Bước 3: Pha IKE thứ 2 47
4. 6. 3. 3. 4. Bước 4: Phiên APSec 49
4. 6. 3. 3. 5. Bước 5: Kết thúc đường hầm 50
4. 7. 1. VPN kiểu chồng lấp (overlay VNP model) 50
4. 7. 2. Mô hình VPN ngang hàng ( Peer-to-peer VPN model) 52
4. 7. 2. 1. Mô hình VPN ngang hàng chia sẻ router PE 53
4. 7. 2. 2. Mô hình mạng VPN ngang hàng sử dụng router PE riêng 53
4. 7. 2. 3. So sánh các kiểu VPN ngang hàng 54
Chương 5: Mô hình mạng MPLS/VPN 56
5. 4. 1. Thành phần VPN lớp 2. 57
5. 4. 2. Mô hình Martini 57
5. 4. 3. Thông tin định tuyến 58
5. 4. 4. Lưu lượng dữ liệu 58
5. 2. 1. Mạng riêng ảo BGP/MPLS 59
5. 2. 1. 1. Các thành phần mạng BGP/MPLS 60
5. 2. 1. 1. 1. Bộ định tuyến biên của khách hàng (CE). 60
5. 2. 1. 1. 2. Bộ định tuyến biên của nhà cung cấp dịch vụ (PE) 60
5. 2. 1. 1. 3. Bộ định tuyến nhà cung cấp 61
5. 2. 1. 2. Hoạt động của BGP/MPLS 61
5. 2. 1. 2. 1. Luồng điều khiển 62
5. 2. 1. 2. 2. Luồng dữ liệu (Data flow) 63
5. 2. 1. 3. Ưu điểm của BGP/MPLS VPN 64
5. 2. 2. Tồn tại và giải pháp 65
Chương 6: Vấn đề bảo mật và chất lượng dịch vụ MPLS/VPN 69
6. 1. Vấn để bảo mật trong MPLS VPN 69
6. 1. 1. Tách biệt các VPN 69
6. 1. 1. 1. Tách biệt không gian địa chỉ. 69
6. 1. 1. 2. Tách biệt về lưu lượng 70
6. 1. 2. Chống lại các sự tấn công 71
6. 1. 2. 1. Nơi một mạng lõi MPLS có thể bị tấn công 71
6. 1. 2. 2. Mạng lõi MPLS bị tấn công như thế nào 72
6. 1. 2. 3. Mạng lõi được bảo vệ như thế nào 73
6. 1. 3. Dấu cấu trúc mạng lõi 74
6. 1. 4. Bảo vệ chống lại sự giả mạo 74
6. 1. 5. So sánh tính bảo mật với ATM/Frame Relay 75
6. 2. Chất lượng dịch vụ của mạng MPLS VPN 77
6. 3. Xu hướng và cơ hội 81
KẾT LUẬN 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
KẾT LUẬN
Sau một thời gian tìm hiểu về công nghệ chuyển mạch nhãn đa giao thức MPLS và tìm hiểu ứng dụng của MPLS VPN, sinh viên đã thu được những kết quả như sau:
Hiểu được những khó khăn và tồn tại hiện có của các công nghệ chuyển mạch truyền thống và sự cần thiết phải ra đời công nghệ MPLS. Hiểu được kiến trúc một mạng MPLS, quá trình chuyển mạch nhãn, tạo nhãn. Các chế độ hoạt động khác nhau của MPLS.
Các mode hoạt động khác nhau của MPLS, các ứng dụng của chuyển mạch nhãn đa giao thức, trong đó nổi bật là ứng dụng VPN trong MPLS
Hiểu về công nghệ VPN, các giao thức dùng trong VPN, tìm hiểu về IPSec, các bước hoạt động của IPSec.
Hiểu được về mô hình mạng MPLS VPN, mô hình MPLS VPN lớp 2 và MPLS VPN lớp 3, ưu điểm cũng như những tồn tại của chúng.
Nắm bắt được vấn đề bảo mật trong MPLS VPN và chất lượng dịch vụ, những nguy cơ mà một mô hình MPLS VPN gặp phải. Cơ hội và xu hướng của nhà cung cấp dịch vụ khi triển khai MPLS VPN
Nhận thấy, MPLS VPN là một công nghệ có nhiều ưu điểm và chắc chắn sẽ càng ngày có nhiều doanh nghiệp lựa chọn để triển khai, MPLS VPN sẽ có một thị trường rộng lớn.
Tuy nhiên, đây là một đề tài lớn, đòi hỏi sự hiểu biết sâu rộng, cũng như thời gian tìm hiểu lâu dài. Do đó chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót trong khuân khổ luận văn này, rất mong được sự góp ý từ phía các thầy cô và bạn bè.
Xin chân thành cám ơn!
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 118
👁 Lượt xem: 532
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 131
👁 Lượt xem: 667
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 728
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 458
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 157
👁 Lượt xem: 475
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 115
⬇ Lượt tải: 13
📎 Số trang: 124
👁 Lượt xem: 571
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem