Mã tài liệu: 25056
Số trang: 65
Định dạng: docx
Dung lượng file: 1,108 Kb
Chuyên mục: Kỹ thuật viễn thông
Thế kỷ XXI là kỷ nguyên của xã hội hoá thông tin. Công nghệ thông tin trên toàn thế giới liên tục đổi mới và phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc ngày càng cao trong đời sống của con người. Việt Nam là một trong những nước có nhịp độ phát triển về lĩnh vực viễn thông cao nhất trên thế giới. Với chiến lược đón đầu công nghệ , đi thẳng vào kỹ thuật mới , nghành bưu điện Việt Nam liên tục đầu tư, nâng cấp, ứng dụng công nghệ mới vào mạng thông tin hiện có. Cụ thể hàng loạt hệ thống chuyển mạch , mạng đồng bộ quốc gia, mạng điều hành quản lý tập trung nhanh chóng được triển khai nhằm hiện đại hoá cơ sở hạ tầng, đa dạng hoá dịch vụ, nâng cao chất lượng phục vụ cho người dân, góp phần hoàn thành công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Trong xu thế phát triển không ngừng của kỹ thuật công nghệ, nhất là trong lãnh vực thônh tin, khó có một công nghệ nào đáp ứng vững mãi mãi với thời gian. Để đáp ứng nhu cầu đa dạng hoá thể loại dịch vụ viễn thông , công nghệ chuyển mạch gói ra đời và cùng tồn tại song song với công nghệ chuyển mạch kênh truyền thống. Công nghệ chuyển mạch gói cung cấp đa dịch vụ cho nhiều đối tượng người sử dụng như : thoại trên nền IP – VoIP , truyền dữ liệu băng rộng, điện thoại thẻ, các dịch vụ trên nền mạng thông minh , …. Công nghệ chuyển mạch gói ra đời làm nền tảng cho các mạng mới phát triển, đó là mạng thế hệ mới.
Trong những năm gần đây, các mạng thế hệ mới ( next generation network – NGN ) , đã được nhắc đến nhiều như một thế hệ mạng tiên tiến có cấu trúc mở, có khả năng cung cấp các dịch vụ tích hợp trên nền tảng mạng duy nhất dựa trên nền công nghệ chuyển mạch gói. NGN là kết quả của xu hướng hội tụ công nghệ mạng và dịch vụ.
Trong xu thế phát triển của công nghệ mạng và để tăng cường năng lực cạnh tranh của mình trong thị trường viễn thông, Tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam ( nay là tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam – VNPT ) đã lựa chọn và triển khai giải pháp mạng NGN của hãng Siemens – Đức trên trục quốc gia Việt Nam. Những lợi ích mà mạng NGN này sẽ mang lại cho khách hàng, cho VNPT và các nhà cung cấp các dịch vụ khác rất là to lớn, song những thách thức cần vượt qua cũng không nhỏ.
Việt Nam đang cố gắng rút ngắn khảng cách công nghệ thông tin với các nước trong khu vực và thế giới. Việc trang bị một cơ sở hạ tầng viễn thông tiên tiến và đáp ứng lưu lượng cao là một bước đi quan trọng trong lộ trình này.
Nhu cầu của khách hàng đối với các dịch vụ viễn thông mới đang tăng trưởng rất nhanh sau một thời kỳ khá dài với các dịch vụ thoại truyền thống bình thường, nghèo nàn. Nhu cầu này cũng đòi hỏi một cơ sở hạ tầng mạng tiên tiến và chỉ có những thế hệ chuyển mạch mới mới đáp ứng được. Bộ bưư chính viễn thông có chủ trương đẩy mạnh việc nội địa hoá các sản phẩm công nghệ cao vốn là độc quyền của các hãng nước ngoài, trong khi đó việc phát triển hệ thống Softswitch trong quá trình làm chủ công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ phần mềm.
Mạng NGN của VNPT ra đời từ năm 2004 đã tích hợp các dịch vụ thoại, dữ liệu và truyền hình trên cùng một cơ sở hạ tầng mạng chung dựa trên nền IP. Cùng với sự phat triển nhanh như vũ bão của dịch vụ dữ liệu , nhất là dịch vụ dữ liệu băng rộng : dich vụ thoại truyền thống vẫn là dịch vụ cơ bản, vẫn tiếp tục phát triển và đang dần chuyển qua thoại trên nền IP ( VoIP ) và được chuyển tải trên mạng NGN của VNPT. Hiện nay tỷ lệ thoại trên nền IP đang chuyển tải trên mạng NGN chiếm một tỷ trọng lớn ( khoảng 65 % ) so với tổng lưu lượng thoại trên mạng trục quốc gia.
Công ty viễn thông liên tỉnh – VTN được VNPT giao nhiệm vụ quản lý mạng viễn thông đường trục quốc gia .Trước đây VNT chỉ quản lý các tuyến truyền dẫn trục quốc gia, cung cấp đường truyền cho các đơn vị trong va ngoài nghành, quản lý các tổng đài chuyển mạch thoại truyền thống cung cấp kết nối và chuyển tải lưu lượng liên tỉnh, quốc tế cho các tổng đài bưu điện tỉnh và các doanh nghiệp viễn thông khác. Hiện nay VTN được VNPT giao quản lý vận hành và khai thác mạng thế hệ mới NGN, đó là một trọng trách cao cả và bao gồm cả nhiều thách thức đổi mới trong công tác quản lý và vận hành khai thác hệ thống, từ một đơn vị trung gian cung cấp đường truyền, VTN đã trở thành một đơn vị chủ quản cung cấp các dịch vụ trên nền NGN.
Nội dung bài viết:
Chương I : Tổng quan về mạng NGN
Chương II : Cấu trúc mạng NGN
Chương III: Các dịch vụ trên NGN
Chương IV: Chuẩn H
Chương V : SIP
Chương VI : MGCP
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 117
👁 Lượt xem: 1422
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 142
👁 Lượt xem: 465
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 625
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 112
👁 Lượt xem: 1223
⬇ Lượt tải: 25
📎 Số trang: 108
👁 Lượt xem: 430
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 108
👁 Lượt xem: 983
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 492
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem