Mã tài liệu: 241301
Số trang: 70
Định dạng: doc
Dung lượng file: 2,526 Kb
Chuyên mục: Kỹ thuật điện - điện tử
i toán thiết kế hệ thống
Nội dung bài toán:
Cho một dây chuyền công nghệ (Process = System+Signal) với dự toán tiềm năng, kinh phí xác định cùng với chỉ tiêu chất lượng sản phẩm cho trước. Yêu cầu Thiết kế hệ thống điều khiển tự động cho dây chuyền đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt được những yêu cầu đặt ra.
Qua phân tích trên ta rút ra các bước để thiết kế một hệ thống điều khiển tự động như sau:
- Bước 1: Phân tích quá trình công nghệ
Nhiệm vụ của bước này là ta phải xác định được các đặc điểm của hệ thống từ yêu cầu công nghệ đặt ra, bao gồm các công việc chính:
+ Tách các hệ con từ hệ thống lớn(Subsystem).
+ Xác định tín hiệu chủ đạo(Reference signal), tính toán các điểm đặt của hệ thống(Setpoint).
- Bước 2: Mô hình hoá hệ thống
Kết quả của bước này là ta phải xác định được mô hình toán học cho hệ thống, để thực hiện điều đó ta phải:
+ Xác định mô hình toán học cho các hệ con.
+ Mô tả toán học liên kết giữa các hệ con.
Để xác định mô hình toán học ta có hai phương pháp:
ã Phương pháp lý thuyết:
Mốn xác định được mô hình hệ bằng phương pháp này ta phải biết rõ các quá trình lí - hoá xẩy ra trong các đối tượng nghiên cứu. Khi đó có hai cách mô tả hệ thống là:
Mô tả hệ thống trong miền thời gian thông qua: Phương trình vi phân của các quá trình vật lí hoặc ma trận trạng thái của các biến số trạng thái đối tượng.
Mô tả hệ thống trong miền tần số thông qua: Hàm truyền đạt thể hiện quan hệ giữa đầu ra với đầu vào hay bằng đặc tính tần số.
ã Phương pháp thực nghiệm:
Là phương pháp xác định mô hình hệ thống thông qua quá trình đo đạc tín hiệu vào, ra của đối tượng. Với phương pháp này ta không cần phải biết các quá trình xẩy ra trong đối tượng nhưng lại phải có đối tượng thực để tiến hành thu thập số liệu. Có hai các để xác định mô hình của hệ khi đó:
Ước lượng mô hình: Xác định mô hình hệ thống trên cơ sở hàm quá độ h(t) hay theo đặc tính tần số của các đối tượng.
Nhận dạng hệ thống trên cơ sở: Hệ Mờ(FIS) hay mạng Nơron(NN).
Việc sử dụng phương pháp nào là phụ thuộc vào thực tế ta có những gì về hệ thống, nếu hệ có những đối tượng mà ta đã biết rất rõ thì đơn giản nhất là ta dùng phương pháp lý thuyết, còn với các đối tượng lạ ta buộc phải sử dụng phương pháp thực nghiệm dĩ nhiên sẽ tốn kém và mất nhiều thời gian hơn.
Dù có sử dụng phương pháp nào thì cuối cùng ta cũng phải có được mô hình hệ thống với các chỉ tiêu: đơn giản, đầy đủ thông tin và chính xác để phục vụ cho các bước tiếp theo của quá trình thiết kế.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 240
⬇ Lượt tải: 4
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 430
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 422
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 582
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 1400
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 460
⬇ Lượt tải: 24
📎 Số trang: 1
👁 Lượt xem: 583
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 433
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 698
⬇ Lượt tải: 19
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 401
⬇ Lượt tải: 16