Mã tài liệu: 258105
Số trang: 4
Định dạng: rar
Dung lượng file: 344 Kb
Chuyên mục: Kỹ thuật điện - điện tử
LỜI MỞ ĐẦU
Trong xã hội ngày nay kỹ thuật điện tử đã và đang ứng dụng mạnh mẽ trong
nhiều lĩnh vực và ngày càng trở nên phổ biến hơn là lĩnh vực “Điều Khiển Tự Động”.
Trong những công trình lớn như nhà máy, xí nghiệp chúng ta thấy rõ hơn vai trò quan
trọng của điều khiển tự động hoặc những ứng dụng tự động trong lĩnh vực dân dụng,
có những máy thông minh phục vụ cho những nhu cầu sinh hoạt cho con người. Tất cả
những máy móc đó điều được điều khiển bởi bộ xử lí trung tâm, ở những hệ thống lớn
thì bộ xử lí trung tâm là PLC, máy tính công nghiệp , ở những hệ thống xử lý nhỏ hơn
thì người ta dùng vi điều khiển.
Ngày nay, điện năng - nguồn tài nguyên vô giá của đất nước đang bị sử dụng một
cách lãng phí. Ngành điện đã và đang tiến hành nhiều giải pháp để đối phó với tình
trạng trên, trong đó việc sử dụng điện một cách hợp lý là một biện pháp rất quan trọng.
Tiết kiệm nói chung và tiết kiệm điện nói riêng là vấn đề Quốc sách, phải thực
hiện lâu dài trong suốt quá tình tiêu thụ điện, chứ không phải chỉ thực hiện vào lúc
thiếu điện. Ngành điện đã và đang tiến hành nhiều giải pháp để đối phó với tình trạng
trên, trong đó việc sử dụng điện một cách hợp lý là một biện pháp rất quan trọng.
Dựa trên những cơ sở đó và xuất phát từ yêu cầu thực tế về tiết kiệm năng lượng
ở trường Đại Học Lạc Hồng, nhóm sinh viên thực hiện đã chọn đề tài: “THIẾT KẾ
VÀ THI CÔNG CÁC THIẾT BỊ TIẾT KIỆM ĐIỆN NƯỚC CHO TRƯỜNG ĐH
LẠC HỒNG” cho đề tài nghiên cứu của mình.
- 2 -
PHẦN I
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT ĐỀ TÀI
CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. DẪN NHẬP.
Ngày nay xã hội ngày càng phát triển, nguồn năng lượng cần để cung cấp cho
hoạt động sản xuất và sinh hoạt ngày càng tăng trong khi đó nguồn năng lượng lại có
hạn và đang cạn kiệt.
Ngày 14 tháng 4 năm 2006, Thủ tướng chính phủ đã ký Quyết định số
79/2006/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả nhằm từng bước đạt được mục tiêu tiết kiệm 5-8% tổng mức tiêu
thụ năng lượng vào năm 2015, giảm một phần mức đầu tư phát triển hệ thống cung
ứng năng lượng, mang lại lợi ích về kinh tế - xã hội, đồng thời góp phần bảo vệ môi
trường, khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên năng lượng, thực hiện phát triển kinh tế
- xã hội bền vững. Tháng 9 vừa qua, trong tờ trình Chính phủ về dự án Luật Sử dụng
năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Bộ Công thương dự báo, đến cuối thế kỷ này, các
nguồn năng lượng của VN sẽ trở nên khan hiếm, các mỏ dầu và khí đốt sẽ dần cạn
kiệt. Trong khi đó, tình trạng lãng phí năng lượng trong sản xuất công nghiệp, xây
dựng dân dụng và giao thông vận tải (GTVT) của nước ta hiện nay là rất lớn. Hiệu suất
sử dụng nguồn năng lượng trong các nhà máy nhiệt điện đốt than, dầu của nước ta chỉ
đạt được từ 28-32%, thấp hơn so với các nước phát triển khoảng 10% hiệu suất các lò
hơi công nghiệp chỉ đạt khoảng 60%, thấp hơn mức trung bình của thế giới khoảng
20%. Năng lượng tiêu hao cho một đơn vị sản phẩm các ngành công nghiệp chính của
nước ta cao hơn nhiều so với các nước phát triển.
Sử dụng hiệu quả năng lượng đã trở thành vấn đề đặc biệt quan trọng khi hao tổn
năng lượng trong sản xuất, giao thông của nước ta đang quá cao và Việt Nam đang trở
thành nước nhập khẩu năng lượng. Đó là vấn
đề được nêu ra tại hội thảo về dự án Luật Sử
dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả do Ủy
ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của
Quốc hội tổ chức ngày 26.8 ở TP.HCM. (theo
báo Thanh Niên). Trong bối cảnh thế giới phải
đối mặt với sự khan hiếm các nguồn năng
lượng truyền thống và năng lượng tái tạo cũng
có nhiều hạn chế thì việc sử dụng tiết kiệm
năng lượng có ý nghĩa rất quan trọng. Bên cạnh
đó, chúng ta cần phải tiết kiệm năng lượng để
Hình 1: Hoạt động tuyên truyền
chống hiện tượng ấm lên toàn cầu, sự nóng lên
về tiết kiệm năng lượng tại công
của trái đất. Việt Nam là một trong những nước
viên Lê Văn Tám, TP.HCM
sẽ phải chịu tác động rất ghê gớm do tác động
này nên chúng ta cần phải có trách nhiệm đối với chính tương lai của hành tinh cũng
như đất nước của chúng ta. ( ý kiến của đại biểu Nguyễn Đình Xuân , ĐBQH tỉnh
Tây Ninh) . Có thể nói vấn đề tiết kiệm năng lượng đã trở lên rất cấp thiết trong
toàn xã hội hiện nay.
- 3 -
Xuất phát từ vấn đề thực tế về tiết kiệm năng lượng của toàn xã hội và yêu cầu về
tiết kiệm năng lượng trong trường Đại Học Lạc Hồng; và nhất là niềm đam mê học
hỏi và nghiên cứu. Nhóm thực hiện chúng em đã lựa chọn đề tài: “Thiết kế và thi
công các thiết bị tiết kiệm điện, nước cho trường Đại học Lạc Hồng” sao cho đề tài
gần gũi với thực tế và có thể góp phần vào việc tiết kiệm năng lượng của nhà trường.
II. KHÁI QUÁT VỀ NĂNG LƯỢNG, TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG VÀ NHỮNG
LỢI ÍCH MÀ TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG MANG LẠI.
1. Năng lượng.
Năng lượng là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công. Có nhiều dạng năng
lượng khác nhau như: điện năng, quang năng, cơ năng, hoá năng, nhiệt năng, vv
Dựa vào nguồn cung cấp năng lượng thiên nhiên ta có thể phân biệt năng lượng mặt
trời, năng lượng gió, năng lượng nước, vv
Ngày nay, con người không thể sống thiếu năng lượng. Nhưng do nguồn năng
lượng là hữu hạn nên nhân loại phải sử dụng năng lượng một cách hiệu quả không
lãng phí. Trong đó điện và nước là nhu cầu thiết yếu hơn hẳn cho cuộc sống.
Tiết kiệm năng lượng là sử dụng năng lượng hợp lý và hiệu quả. Sử dụng tiết
kiệm là sử dụng đúng lúc, đúng chỗ không dùng nữa thì tắt ngay. Ví dụ: chỉ bật đèn tại
những vị trí sinh hoạt, cần chiếu sáng và bật vừa đủ, dùng xong thì tắt ngay hay với
máy điều hòa không khí, chỉ nên cài nhiệt độ từ 240C đến 260C khi sử dụng.
Sử dụng hiệu quả là sử dụng một lượng năng lượng ít nhất mà vẫn thỏa mãn nhu
cầu sử dụng. Ví dụ: sử dụng các loại đèn tiết kiệm như đèn huỳnh quang, đèn compact
có điện năng tiêu thụ thấp hơn loại đèn dây tóc mặc dù cho độ sáng như nhau.
2. Những lợi ích của tiết kiệm năng lượng.
Tiết kiệm năng lượng sẽ mang lại một số lợi ích sau:
Tiết kiệm tiền cho bạn, cho gia đình và cho đất nước.
Góp phần đảm bảo nhu cầu điện, gas, xăng, vv cho gia đình bạn và mang lại lợi
ích cho xã hội.
Góp phần hạn chế cắt điện luân phiên tại khu vực bạn ở và các khu vực khác trên
cả nước.
Góp phần bảo vệ sự trong lành của môi trường - chính là bảo vệ sức khỏe cho bạn
và cả gia đình.
Chỉ cần mỗi hộ dân (của Tiền Giang) giảm bớt một bóng đèn 40 W thì sẽ tiết kiệm
được khoảng 15,4 MW/ ngày đêm và như thế thì gần như không cần phải cắt điện
nữa (phát biểu của ông Nguyễn Trung Trí, phó giám đốc Công ty Điện lực Tiền
Giang).
Mỗi gia đình của Việt Nam chỉ cần tắt bớt một bóng đèn vào giờ cao điểm (từ 8h-
22h) sẽ tiết kiệm được hàng ngàn tỉ đồng chi phí ngân sách đầu tư cho việc bổ
sung nguồn điện, lưới điện.
- 4 -
CHƯƠNG II: CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG
TRONG CƠ QUAN, CÔNG SỞ VÀ GIA ĐÌNH
Điện năng - Nguồn tài nguyên vô giá của đất nước đang bị sử dụng một cách lãng
phí. Ngành điện đã và đang tiến hành nhiều giải pháp để đối phó với tình trạng trên;
trong đó việc sử dụng điện, nước một cách hợp lý là một biện pháp rất quan trọng.
I. CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG ĐIỆN NƯỚC TẠI CÁC CƠ
QUAN, CÔNG SỞ .
Tiết kiệm nói chung và tiết kiệm điện, nước nói riêng là vấn đề Quốc sách, phải
thực hiện lâu dài trong suốt quá tình tiêu thụ điện, chứ không phải chỉ thực hiện vào
lúc thiếu điện. Để cho việc thực hiện tiết kiệm điện, nước trong các cơ quan, công sở
có hiệu quả lâu dài và ổn định, ta cần tiến hành có bài bản trên 2 giải pháp: giải pháp
kỹ thuật và giải pháp hành chính.
1. Giải pháp kỹ thuật.
Giải pháp kỹ thuật về tiết kiệm điện phải vừa đảm bảo tiết kiệm điện có hiệu quả,
lại vừa đảm bảo môi trường làm việc có hiệu quả của cán bộ công nhân viên trong cơ
quan, công sở, các bước tiến hành như sau:
Mở rộng hoặc mở thêm các cửa sổ và lắp kính kể cả trần (nếu có thể) để tận dụng
tối đa ánh sáng tự nhiên.
Thay tất cả các bóng đèn tròn sợi đốt (nếu có) bằng đèn compact hoặc đèn ống
huỳnh quang để tiết kiệm điện.
Thay bóng đèn ống neon thế hệ cũ 40W, 20W bằng bóng đèn ống neon thế hệ mới
36W, 18W và thay chấn lưu sắt từ bằng chấn lưu điện tử để tiết kiệm điện (khi
thay một chấn lưu sắt từ bằng chấn lưu điện tử của đèn 40W, ta tiết kiệm được
mỗi giờ 4Wh và cho lưới điện 12,9Wh do không phải chuyên chở điện phản
kháng).
Lắp máng, chảo chụp ở các đèn còn thiếu để tăng độ phản chiếu ánh sáng và điều
chỉnh lắp đèn ở độ cao thích hợp để có độ phản chiếu ánh sáng cao. Thực hiện mỗi
đèn một công tắc đóng, mở.
Với các phòng làm việc: Thực hiện hai chế độ ánh sáng trong phòng: Ánh sáng đi
lại sinh hoạt và ánh sáng làm việc. Dùng đèn ống neon treo trên tường đủ ánh sáng
đi lại cho sinh hoạt và đèn bàn compact cho mỗi bàn làm việc của cán bộ (chỉ bật
khi làm việc). Với cách bố trí chiếu sáng này chúng ta sẽ tiết kiệm được rất nhiều
điện năng lạng phí.
Với các phòng có đặt máy điều hoà nhiệt độ cần:
Củng cố lại độ kín của các cửa sổ
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 189
👁 Lượt xem: 599
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 159
👁 Lượt xem: 548
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 551
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 415
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 463
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 121
👁 Lượt xem: 448
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 711
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 885
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 382
⬇ Lượt tải: 16