LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay để chuẩn đoán bệnh cho các bệnh nhân mắc bệnh tim mạch thường sử dụng hệ thống ghi điện tử các giản đồ tín hiệu điện tim (ECG). Đặc biệt là phương pháp Holter đang được sử dụng rộng rãi, ghi liên tục (khoảng 24 tiếng ) tín hiệu ECG đo từ các điện cực gắn trên khoang ngực của bệnh nhân nối với một máy đo xách tay. Ban đầu các tín hiệu ECG được ghi trên băng từ, sau đó được cải tiến ghi vào các bé nhí RAM.
Khi đọc và xử lý tín hiệu ECG ghi được trên bệnh nhân, người ta thấy rằng phần lớn các tín hiệu ghi được là các tín hiệu biểu thị nhịp tim bình thường, các tín hiệu này không phục vụ cho việc chuẩn đoán bệnh, chỉ có một vài chu kỳ biểu thị nhịp tim không bình thường kèm theo sù thay đổi hình dạng của ECG. Như vậy dùng phương pháp Holter tèn rất nhiều bé nhí để ghi các tín hiệu không phục vụ cho chuẩn đoán bệnh trong khi đó bé nhí của máy ghi không đủ để có thể ghi lại các chu kỳ bệnh lý dài hơn.
Để tiết kiệm phần lớn bé nhí của một máy ghi điện tim xách tay nhá tôi đã thiết kế cài đặt mạch xử lý tín hiệu trong thời gian thực ghi liên tục và xử lý tức thời các tín hiệu thu được nhằm giữ lại các tín hiệu có biểu hiện dạng không bình thường của bệnh nhân. Còn các tín hiệu dạng bình thường chiếm một phần lớn bé nhí của máy ghi sẽ bị loại bỏ.
Trong khuôn khổ nghiên cứu, tôi đã sử dụng Card xử lý số tín hiệu DSP56002EVM của hãng Motorola và dùng phương pháp nhận dạng để phân loại tín hiệu điện tim.
Sau khoảng thời gian làm luận văn, tôi đã hoàn thành nhiệm vụ được giao. Tiến hành thử nghiệm thu được kết quả tốt. Tuy nhiên vì thời gian có hạn chắc chắn không tránh khỏi còn nhiều thiếu sót, kính mong các thầy cô góp ý để thiết bị được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong bộ môn Kĩ Thuận Đo và Tin Học Công Nghiệp - Khoa Điện và các bạn đồng nghiệp trong và ngoài trường, đặc biệt là giáo viên hướng dẫn Tiến sĩ Phạm Ngọc Yến đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành bản luận văn này.
Hà nội, ngày 10 tháng 12 năm 2002