Thiết kế mạch logic sè Phần I: Cơ sở lý thuyết
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CÁC CỔNG LOGIC CƠ BẢN
I. Hàm logic VÀ (AND), HOẶC (OR), ĐẢO (NOT)
1. Cổng logic
Gọi A là biến số nhị phân có mức logic là 0 hoặc 1, và Y là một biến số nhị phân tuỳ thuộc vào A: Y= f(A).
Trong trường hợp này có hai khả năng xảy ra:
- Y= A, A= 0 thì Y= 0
hay A= 1 thì Y= 1
- Y= A Þ A= 0 thì Y= 1
hay A= 1 thì Y= 0
Khi Y tuỳ thuộc vào hai biến số nhị phân A, B
Þ Y= f(A, B)
Vì biến số A, B chỉ có thể là 0 hay 1 nên A và B chỉ có thể tạo ra 4 tổ hợp khác nhau là:
A | B |
0 | 0 |
0 | 1 |
1 | 0 |
1 | 1 |
Bảng liệt kê tất cả các tổ hợp khả dĩ của các biến số và hàm số tương ứng gọi là bảng chân lý. Khi có ba hay nhiều biến số (A, B, C), số lượng hàm số khả dĩ tăng nhanh.
Mạch điện tử thực hiện quan hệ logic:
Y= f(A) hay Y= f(A, B).
gọi là mạch logic, trong đó các biến số A, B … là các đầu vào và hàm số Y là các đầu ra. một mạch logic diễn tả quan hệ giữa các đầu vào và đầu ra, nghĩa là thực hiện được một hàm logic. Do đó có bao nhiêu hàm số logic thì có bấy nhiêu mạch logic.
Lưu ý rằng khi biểu diễn mối quan hệ toán học ta gọi là hàm số logic còn khi biểu diễn mối quan hệ về mạch tín hiệu ta gọi là cổng logic.
2. Cổng logic VÀ (AND)
Hàm logic VÀ đựoc định nghĩa theo bảng sự thật sau:
A | B | Y |
0 | 0 | 0 |
0 | 1 | 0 |
1 | 0 | 0 |
1 | 1 | 1 |
Ký hiệu cổng VÀ (AND)
Ký hiệu toán học của hàm số VÀ là: Y= A. B
3. Cổng logic HOẶC (OR)
Hàm số HOẶC của hai biến số A, B được định nghĩa ở bảng sự thật sau: