Mã tài liệu: 299907
Số trang: 63
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 554 Kb
Chuyên mục: Kỹ thuật điện - điện tử
MỞ ĐẦU
Hiện nay động cơ điện được sử dụng ngày càng nhiều trong các ngành công nghiệp, giao thông vận tải trong các thiết bị tự động có các loại truyền động và trong các thiết bị gia dụng sinh hoạt hàng ngày.
Trong tất cả các loại động cơ hiện nay thì động cơ không đồng bộ công suất nhỏ là một sản phẩm công nghiệp được sử dụng mạnh mẽ trong gần nửa thế kỷ nay. Người ta giới hạn động cơ công suất nhỏ trong khoảng vài phần oát đến 750W. Nhưng cũng có khi chế tạo đến 1,5 kW. Căn cứ vào cách sử dụng và làm việc hoặc khởi động có thể chia động cơ này thành nhiều loại.
Động cơ công suất nhỏ loại thông dụng chủ yếu được dùng trong công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm, xí nghiệp y tế, nông nghiệp các ngành tiểu thủ công nghiệp và đặc biệt là sử dụng rộng rãi trong sinh hoạt hằng ngày của người dân.
Loại sau dùng trang bị tự động, hàng không tàu thuỷ và các cơ cấu khống chế khác.
Động cơ không đồng bộ roto lồng sóc ba pha và một pha là loại phổ biến nhất trong các động cơ xoay chiều công suất nhỏ. Có thể dùng động cơ này để truyền động các máy công cụ dân dụng như: máy tiện nhỏ, máy ly tâm, máy nén, bơm nước, máy giặt…
Động cơ không đồng bộ một pha dùng nguồn điện một pha của lướiđiện sinh hoạt nên được sử dụng ngày càng rộng rãi vì có những ưu điểm sau:
- Kết cấu đơn giản giá thành hạ
- Không sinh can nhiễu vô tuyến
- Ít tiếng ồn
- Sử dụng đơn giản chắc chắn
Hiện nay phương pháp tính toán thiết kế tối ưu cho các loại động cơkhông đồng bộ ro to lồng sóc đều thực hiện bằng máy tính. Nhưng để thựchiện được việc thiết kế tự động cũng cần phải nắm vững cách thiết kế bằng phương pháp thông thường.
Trong đồ án thiết kế này tính toán động cơ một pha điện dung làm việc
được thiết kế các bước sau: Phần I:
1. Khái niệm chung về động cơ không không đồng bộ động lưc
2.Tìm hiểu động cơ điện dung. Phần II
- Xác định kích thước chủ yếu
- Dây quấn, rãnh và gông stato.
- Dây quấn, rãnh và gông rôto.
- Tính toán mạch từ.
- Trở kháng của dây quấn stato và rôto.
- Tính toán chế độ định mức.
- Tính toán dây quấn phụ.
- Tính toán tổn hao sắt và dòng điện phụ.
- Tính toán chế độ khởi động.
- Tính và vẽ các đặc tính làm việc và đặc tính cơ
Trong thời gian làm đồ án thiết kế này tôi được sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo Bùi Văn Thi nên tôi đã hoàn thành được nội dung các phần tính toán thiết kế. Nhưng do thời gian và trình độ có hạn nên trong quá trình tính toán thiết kế không tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến để đề tài thiết kế này được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo bộ môn Thiết BịĐiện và khoa Điện đã tạo điều kiện giúp đỡ trong quá trình làm đồ án này.
Đặc biệt là thầy giáo Bùi Văn Thi.
Sinh viên
Nguyễn Hữu Hào
MỤC LỤC
Trang
Mở đầu .. 1
Phần I: Tìm hiểu về động cơ không đồng bộ động lực . 3
1. Khái niện chung về động cơ động lực công suất nhỏ: ... 3
2. Tìm hiểu về động cơ điện dung.. 4
3. Mạch điện thay thế pha chính: ... 9
Phần II: Thiết kế động cơ không đồng bộ một pha công suất nhỏ điện dung làm việc .. 13
Chương I: Xác định kích thước chủ yếu .. 13
Chương II: Dây quấn, rãnh và gông Stato .. 15
Chương III: Dây quấn - rãnh và gông rôto 22
Chương IV: Tính toán mạch từ 25
Chương V: Trở kháng của dây quấn stato và rôto 29
Chương VI: Tính toán chế độ định mức .. 37
Chương VII: Tính toán dây quấn phụ. 39
Chương VIII: Tính toán tổn hao sắt và dòng điện phụ.. 44
Chương IX: Tính toán chế độ khởi động . 53
Kết luận ... 61
Tài liệu tham khảo . 62
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 447
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 510
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 632
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 486
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 291
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 548
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 450
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem