Mã tài liệu: 253031
Số trang: 87
Định dạng: rar
Dung lượng file: 1,317 Kb
Chuyên mục: Kỹ thuật điện - điện tử
LỜI MỞ ĐẦU
Điện năng là một dạng năng lượng có nhiều ưu điểm như: Dễ dàng
chuyển thành các dạng năng lượng khác (nhiệt, cơ, hóa ) dễ truyền tải và
phân phối. Chính vì vậy điện năng được sử dụng rất rộng rãi trong mọi lĩnh
vực hoạt động của con người. Điện năng là nguồn năng lượng chính của các
ngành công nghiệp, là điều kiện quan trọng để phát triển đô thị và các khu
vực dân cư. Ngày nay nền kinh tế nước ta đang từng bước phát triển, đời sống
nhân dân đang từng bước được nâng cao, cùng với nhu cầu đó thì nhu cầu về
điện năng trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, và sinh hoạt
cũng từng bước phát triển không ngừng. Đặc biệt với chủ trương kinh tế mới
của nhà nước, vốn nước ngoài tăng lên làm cho các nhà máy, xí nghiệp mới
mọc lên càng nhiều.
Do đó đòi hỏi phải có hệ thống cung cấp điện an toàn, tin cậy để sản xuất
và sinh hoạt. Để làm được điều này thì nước ta cần phải có một đội ngũ con
người đông đảo và tài năng để có thể thiết kế, đưa ứng dụng công nghệ điện
vào trong đời sống. Sau 4 năm học tập tại trường, em được giao đề tài tốt
nghiệp “ Thiết kế cung cấp điện cho phân xưởng sửa chữa cơ khí của
Tổng Công Ty Công Nghiệp Tàu Thủy Bạch Đằng ” do Thạc sỹ Đỗ Thị
Hồng Lý hướng dẫn. Đề tài gồm có những nội dung sau:
Chương 1: Giới thiệu về Tổng Công Ty CNTT Bạch Đằng.
Chương 2: Thiết kế mạng cao áp cho Tổng Công Ty CNTT Bạch Đằng.
Chương 3: Thiết kế mạng điện hạ áp cho phân xưởng sửa chữa cơ khí.
Chương 4: Tính toán bù công suất phản kháng.
- 2 -
Chương 1.
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY CÔNG NGHIỆP
TÀU THỦY BẠCH ĐẰNG
1.1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN.
* Tổng công ty Công Nghiệp Tàu Thủy Bạch Đằng được bắt đầu khởi
công xây dựng từ ngày 01/04/1960 đến ngày 26/05/1961 chính thức được
thành lập theo quyết định số 557/QĐ của bộ trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải
và Bưu Điện với tên gọi Nhà máy đóng tàu Hải Phòng. Nhà máy được xây
dựng trên khu vực xưởng tàu số 4 Hải Phòng cũ với tổng diện tích quy hoạch
ban đầu là 32 ha, năng lực sản xuất theo thiết kế dự kiến là đóng mới được tàu
đến 1.000 tấn và xà lan 800 tấn, sửa chữa được tàu tới công suất 600CV, sửa
được tối thiểu 193 đầu phương tiện/năm.
* Ngày 19/07/1964 Nhà máy làm lễ khánh thành xây dựng đợt 1 và làm
lễ khởi công đóng mới tàu 1.000 tấn đầu tiên, tàu được đặt tên 20 tháng 7.
Ngày 24 tháng 7 năm 1964 Nhà máy được Bộ Giao Thông Vận Tải đổi tên
thành Nhà Máy Đóng Tàu Bạch Đằng và lấy ngày 20 tháng 7 là ngày truyền
thống hàng năm.
* Ngày 31/1/1996 Thủ Tướng chính phủ ban hành quyết định số 69/TTG
thành lập Tổng Công Ty Công Nghiệp Tàu Thủy Việt Nam, Nhà Máy Đóng
Tàu Bạch Đằng thuộc Tổng Công Ty Công Nghiệp Tàu Thủy và được xây
dựng với mục tiêu trở thành trung tâm đóng tàu của các tỉnh phía Bắc đóng và
sửa chữa được các loại tàu đến 20.000 tấn.
* Ngày 04/05/2000 Nhà máy đã tổ chức đóng và hạ thủy thành công con
tàu 6.500 tấn đầu tiên mang tên Vĩnh Thuận lớn nhất dưới sự giám sát nghiêm
ngặt của đăng kiểm nước ngoài. Đây là sự thành công có ý nghĩa rất quan
trọng, đó là bước tiến đột phá về Khoa Học Kỹ Thuật, khẳng định được trìn
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 532
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 751
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 422
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 510
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 615
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 443
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 625
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 409
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 415
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 469
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 446
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 528
⬇ Lượt tải: 17