Mã tài liệu: 56891
Số trang: 12
Định dạng: docx
Dung lượng file: 63 Kb
Chuyên mục: Kỹ thuật điện - điện tử
Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng cộng sản Việt nam nêu rõ: “ Đảng làm giàu trí tuệ của mình bằng cách không ngừng nâng cao trình độ lý luận, nắm vững và vận dụng sáng tạo những luận điểm cơ bản và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời phải không ngừng tổng kết kinh nghiệm thực tiễn sinh động, từ phong trào cách mạng của quần chúng”.
Đối với Đảng ta, kiên trì, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin có tính nguyên tắc số một. Trung thành với chủ nghĩa Mác-Lênin có nghĩa là nắm vững bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác- Lênin, vận dụng một cách đúng đắn, thích hợp với điều kiện nước ta, góp phần phát triển chủ nghĩa Mác- Lênin một cách sáng tạo.
Tuy nhiên triết họcMácLênin, mặc dù là một cuộc là một cuộc cách mạng trong lịch sử triết học, nhưng nó là một tất yếu lịch sử, một hiện tượng hợp quy luật. Nó là kết tinh tất cả những tinh hoa, giá trị cao quý của tư duy triết học, văn học, khoa học của lịch sử nhân loại. Có thể nói, sự ra đời của triết học Mác-Lênin vừa là bước ngoặt cách mạng, là đỉnh cao trong sự phát triển lý luận triết học, vừa là sự tiếp thu, kế thừa biện chứng những di sản triết học và khoa học của nhân loại.
Do đó chúng ta không thể nắm chắc triết học Mác- Lênin nếu chúng ta không nghiên cứu lịch sử triết học của nhân loại nói chung, triết học ấn độ cổ đại nói riêng.
Lịch sử phát sinh và phát triển của các tư tưởng triết học ấn Độ chứng tỏ đó là một nền triết học có một truyền thống lâu đời. Hình thành từ cuối thiên niên kỷII đầu thiên niên kỷ I trước CN, từ thế giới quan thần thoại, tôn giáo, người ấn Độ đã sáng tạo nên triết học, dựa trên tư duy trừu tượng, lý giải căn nguyên của vũ trụ, nhân sinh và cố gắng vạch ra bản chất đời sống tâm linh con người, với các tác phẩm triết học, các trường phái tư tưởng nổi tiếng như: Vê đa, Upanisad, Đạo Bàlamôn, Đạo Phật, Đạo Jaina, Yoga, Samkhuya, Nyaya, Vaisesika, Vedanta...Nền triết học ấy ngay từ đầu đã diễn ra cuộc đấu tranh không kém phần gay gắt giữa thế giới duy tâm, tôn giáo với tư tưởng duy vật, vô thần, giữa tinh thần lạc quan với thái độbi quan yếm thế, giữa những quan điểm mang tính đa nguyên với những quan điểm có tính nhất nguyên, giữa phương pháp tu luyện và địa bàn hoạt động. Các trường phái triết học, tôn giáo đó vừa “cạnh tranh” với nhau, lại vừa kế thừa tư tưởng của nhau, tạo nên những khái niệm, những phạm trù triết học, tôn giáo có tính truyền thống, cơ bản, nhưng cũng hết sức phong phú, chịu sự chi phối mạnh mẽ của kinh Vê đa và các tôn giáo lớn của ấn Độ cổ đại.
Triết học ấn Độ cổ đại là một nền triết học có nội dung tư tưởng và hình thức đa dạng, phản ánh sâu sắc sinh hoạt của xã hội ấn Độ thời cổ, nó đề cập đến hầu hết các lĩnh vực khác nhau của triết học, từ bản thể luận đến nhận thức luận, từ tâm lý, đạo đức đến quan điểm về chính trị, xã hội, pháp luật...Dù dưới những hình thức muôn màu, muôn vẻ, nhưng hầu hếtcác trường phái triết học đều tập trung vào lý giải về lẽ uyên nguyên của vũ trụ, vạn vật, chú ý đến bản chất đời sống tâm linh và sự tương ứng giữa nị tâm và ngoại giới, tìm ra căn nguyên nỗi khổ của cuộc đời, vạch ra cách thức, con đường để giải thoát con người khỏi những nỗi khổ ấy bằng nhận thức trực giác và thực nghiệm tâm linh. Vì thế, tư tưởng triết học ấn Độ gắn liền với tôn giáo. Nó là triết học của đời sống, là triết lý đạo đức nhân sinh rất thâm sâu.
Cấu trúc của bài viết này bao gồm:
1. Khái quát về lịch sử, địa lý, văn hoá - xã hội ấn độ cổ đại
2.Những nét đặc thù của triết học ấn độ cổ đại
3. Sự hình thành và phát triển của triết học ấn độ cổ đại
4. Những trường phái triết học chính thống
5. Những trường phái triết học không chính thống
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 491
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 35
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 228
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 341
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 336
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 1093
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 1148
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 340
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 417
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 331
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 207
⬇ Lượt tải: 11
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 678
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 627
⬇ Lượt tải: 17