Mã tài liệu: 92342
Số trang: 13
Định dạng: docx
Dung lượng file: 22 Kb
Chuyên mục: Khoa học máy tính
Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu, cơ sở vật chất - kỹ thuật thấp kém, trình độ của lực lượng sản xuất chưa phát triển, quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa chưa được hoàn thiện. Vì vậy, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một tất yếu khách quan để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VI đã xác định: “Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao”. Quan điểm này đã gắn công nghiệp hoá với hiện đại hoá đồng thời xác định vai trò khoa học - công nghệ là động lực của công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Hiện nay cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đang tác động một cách sâu rộng trên phạm vi toàn thế giới: khoảng thời gian để phát minh mới ra đời ngày càng được rút ngắn lại, xu hướng chuyển giao công nghệ giữa các nước ngày càng trở thành đòi hỏi cấp bách, không chỉ đối với các nước lạc hậu mà ngay cả đối với các nước phát triển. Vấn đề đặt ra là các nước đi sau trong đó có nước ta cần phải làm những gì để tiếp nhận một cách có hiệu quả những thành tựu khoa học - công nghệ mà các nước đi trước đã đạt được để tiến hành thành công quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đưa đất nước nhanh chóng đạt đến trình độ một nước phát triển.
Nội dung tóm tắt
Chương 1: Lý luận
Chương 2: Thực tiễn khoa học - công nghệ Việt Nam
Chương 3: Phương hướng và giải pháp
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 757
⬇ Lượt tải: 19
Những tài liệu bạn đã xem