Mã tài liệu: 142073
Số trang: 82
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Khoa học máy tính
Khái niệm t-chuẩn có ngưỡng do Dubois, Prade giới thiệu đầu tiên trong [14], sau đó được Iancu xem xét một cách đầy đủ hơn trong [31]. Sau đó, một số kết quả về các lớp toán tử mờ có ngưỡng, t-chuẩn, t-đối chuẩn, và kéo theo đã được xem xét trong [9-13].
Cũng giống như toán tử mờ, toán tử mờ có ngưỡng có một phạm vi ứng dụng rộng lớn tử trong điều khiển học, trong trí tuệ nhân tạo, đặc biệt là trong các vấn đề về hệ suy diễn và khai phá dữ liệu.
Tìm kiếm luật kết hợp là một trong những hướng nghiên cứu quan trọng trong khai phá dữ liệu [38]. Bài toán tìm luật kết hợp boolean được giới thiệu lần đầu tiên trong [2]. Ví dụ cho luật này có thể là như sau: “90% số người mua bơ và sữa sẽ mua cả bánh mì”. Đã có nhiều thuật toán được đưa ra nhằm giải quyết bài toán này, như Apriori [3], FP-growth [27,23], Eclat [1]…
Bài toán luật kết hợp lượng hoá được nêu ra trong [40]. Lấy ví dụ, một luật kết hợp lượng hoá cho cơ sở dữ liệu với ba thuộc tính về ”. Thuật toán đưa ra trong [40] phân hoạch miền giá trị của các thuộc tính thành các khoảng và sau đó kết hợp các khoảng rời nhau để cho lời giải của bài toán. Thao tác này thực chất là chuyển bài toán luật kết hợp lượng hoá về bài toán luật kết hợp boolean.
Mặc dù phương pháp phân hoạch dữ liệu cũng giải quyết được một số bài toán tìm luật kết hợp trên cơ sở dữ liệu lượng hoá. Tuy nhiên, cũng có một số vấn đề phát sinh như trong [35] đã chỉ ra. Đó là vấn đề mất mát thông tin nếu như có nhiều giá trị tập trung xung quanh các biên của các khoảng. Việc chia các giá trị gần nhau vào các khoảng khác nhau sẽ dẫn tới việc mất thông tin trong các phân tích về sau. Một phương pháp tiếp cận khác là chia miền dữ liệu thành các vùng có chồng lên nhau. Khi đó, các phần tử nằm gần biên có thể thuộc nhiều hơn một khoảng, và sẽ giải quyết được phần nào vấn đề mất mát thông tin tại các lân cận biên. Tuy nhiên, tiếp cận này vẫn có phần bất hợp lý do việc phần tử gần biên cũng sẽ có vai trò quan trọng trong việc mô tả đặc trưng của khoảng giống như các phần tử gần trung tâm.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 1325
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 857
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 2334
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 15
⬇ Lượt tải: 2
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 679
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 610
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 679
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 852
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 708
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 756
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 392
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 978
⬇ Lượt tải: 17