Mã tài liệu: 228055
Số trang: 26
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 374 Kb
Chuyên mục: Kỹ thuật - Công nghệ
MỤC LỤC
Tổng quan
Chương I
Những vấn đề chủ yếu liên quan tới sự phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam
Chương II
Quan điểm, mục tiêu và các chính sách phát triển
Chương III
Các chương trình, dự án trọng điểm
TỔNG QUAN
Kế hoạch tổng thể phát triển Thương mại điện tử
Giai đoạn 2006 – 2011
Cho tới năm 2005 thương mại điện tử (TMĐT) đã hình thành ở Việt Nam và đã bước đầu góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của một số doanh nghiệp. Nhà nước đã vạch ra chủ trương, đường lối chung mở đường cho TMĐT phát triển. Một số hoạt động nghiên cứu và triển khai đã được các cơ quan nhà nước cũng như các doanh nghiệp tiến hành. Tuy nhiên môi trường pháp lý choTMĐT chưa hình thành, nguồn nhân lực còn rất thiếu và yếu, hạ tầng kỹ thuật cho TMĐT chưa thuậnlợi.
Mục tiêu của Kế hoạch là tới 2010 TMĐT sẽ góp phần nâng cao đáng kể năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhờ ứng dụng mạnh mẽ TMĐT và nhờ sự công khai, minh bạch và hiệu quả của nhiều dịch vụ công do các cơ quan nhà nước cung cấp qua mạng.
Để đạt được mục tiêu này, nhà nước sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, đào tạo về TMĐT cho các doanh nghiệp, kịp thời xây dựng môi trường pháp lý thuận lợi cho TMĐT và phát huy vai trò tiên phong của các cơ quan nhà nước trong việc ứng dụng TMĐT trong mua sắm công.
Sáu chính sách lớn của Kế hoạch sẽ là cơ sở để triển khai nhiều chương trình, dự án cụ thể.
Chính sách thứ nhất là triển khai mạnh mẽ và liên tục hoạt động phổ biến, tuyên truyền, đào tạo về TMĐT. Chính sách thứ hai là nhanh chóng tạo lập môi trường thuận lợi cho TMĐT với việc ban hành đầy đủ và đồng bộ các văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới TMĐT. Chính sách tiếp theo là các cơ quan chính phủ ở mọi cấp cần phải đi tiên phong trong việc hỗ trợ và ứng dụng TMĐT.
Chính sách thứ tư và thứ năm là phát triển hạ tầng kỹ thuật cho TMĐT trên cơ sở chuyển giao công nghệ từ nước ngoài, tổ chức thực thi các quy định pháp luật liên quan tới TMĐT một cách cươngquyết, kịp thời. Cuối cùng, chính sách thứ sáu là tích cực tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế về TMĐT.
Trên cơ sở sáu chính sách này sẽ triển khai nhiều chương trình, dự án cụ thể. Mỗi chương
trình, dự án sẽ do một cơ quan chịu trách nhiệm chủ trì song song với sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan khác. Kinh phí triển khai các chương trình, dự án chủ yếu huy động từ toàn xã hội và nguồn ngân sách hàng năm cấp cho từng cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, nhà nước cần thiết lập Quỹ phát
triển TMĐT từ ngân sách nhà nước để tài trợ cho những dự án khó xác định thuộc thẩm quyền của một cơ quan cụ thể, hoặc những dự án chỉ cần đầu tư nhỏ nhưng sẽ kích thích mạnh mẽ mọi đối tượng ứng dụng TMĐT.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 553
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 715
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 645
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 490
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 402
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 426
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 492
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 361
⬇ Lượt tải: 16