Mã tài liệu: 30199
Số trang: 70
Định dạng: docx
Dung lượng file: 5,558 Kb
Chuyên mục: Kỹ thuật - Công nghệ
Tiếng nói vốn là một phương tiện giao tiếp cơ bản giữa người với người. Hiện nay nó còn được áp dụng vào việc giao tiếp giữa người với máy, hướng tới thay thế cho các phương pháp giao tiếp truyền thống như bàn phím, chuột, màn hình,.... Trong phương pháp giao tiếp bằng tiếng nói, bộ tổng hợp tiếng nói đóng một vai trò quan trọng. Các nghiên cứu về bộ tổng hợp tiếng nói đã có từ vài thập niên. Tuy nhiên hiện nay, mức độ tự nhiên của câu nói vẫn là một vấn đề lớn của bộ tổng hợp tiếng nói. Hầu hết các phương tiện nghiên cứu gần đây hướng tới nâng cao độ tự nhiên của tín hiệu âm thanh tổng hợp, nhằm đạt tới độ tự nhiên của giọng nói con người.
Hiện nay, ở Việt Nam đã có một số bộ tổng hợp tiếng nói như hệ tổng hợp “VnVoice” của Viện Công nghệ Thông Tin, “Sao Mai” của trung tâm Sao Mai, “Hoa Súng” của trung tâm nghiên cứu MICA. – Đại học Bách Khoa Hà Nội, “Tiếng nói Phương Nam” của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Những nghiên cứu này đã có những kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên để có thể đem vào sử dụng, họ vẫn cần phải cải thiện các kết quả tổng hợp, đặc biệt là độ tự nhiên của câu tổng hợp, vốn rất quan trọng trong tổng hợp tiếng Việt.
Đồ án của người viết được thực hiện tại trung tâm nghiên cứu MICA của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, là một trung tâm tập trung nghiên cứu về hai vấn đề là xử lí tiếng nói và xử lí ảnh. Trong đồ án này, người viết tập trung nghiên cứu về sự khác biệt ngữ điệu giữa câu hỏi và câu khẳng định, sau đó đưa ra mô hình hóa ngữ điệu bước đầu cho câu khẳng định.
Nhiệm vụ đầu tiên là xây dựng một bộ dữ liệu để thực hiện các bài thí nghiệm đánh giá vai trò của hai yếu tố trong sự khác biệt của ngữ điệu câu hỏi và câu khẳng định.
Sau khi đánh giá được các vai trò của các yếu tố, người viết đề xuất ra mô hình ngữ điệu của câu hỏi dựa trên mô hình ngữ điệu của câu khẳng định. Bằng cách áp dụng đường ngữ điệu này vào tín hiệu tiếng nói bằng hai phương pháp là xử lí tín hiệu âm thanh và tổng hợp tiếng nói, người viết có được một bộ dữ liệu nhằm thực hiện bài thực nghiệm đánh giá chất lượng mô hình đề ra.
Kết cấu đề án:
Chương 1. Tổng quan về bài toán
Chương 2. Tiếng Việt và ngôn điệu tiếng Việt
Chương 3. Phát triển mô hình ngữ điệu cho câu hỏi tiếng Việt
Chương 4. Cài đặt và đánh giá mô hình đề xuất
Chương 5. Kết luận và hướng phát triển
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 590
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 554
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 419
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 1352
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 180
👁 Lượt xem: 2120
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 616
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 378
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 463
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 763
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 117
👁 Lượt xem: 311
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 598
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 640
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 646
⬇ Lượt tải: 16