Mã tài liệu: 130039
Số trang: 82
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Công nghệ sinh học
Trong những năm qua Việt Nam đã chọn, tạo nhiều giống lúa có năng suất cao, phẩm chất tốt. Tuy nhiên trong điều kiện khí hậu của Việt Nam nóng ẩm quanh năm, các yếu tố như đất đai, cỏ dại, dịch bệnh và hạn hán diễn biến rất phức tạp. Cây lúa dễ mắc các dịch bệnh do nấm và vi khuẩn gây ra như bệnh đạo ôn, khô vằn, bạc lá... đã làm giảm chất lượng và năng suất của lúa từ 20 – 80%, có nhiều nơi dịch bệnh đã làm cho mùa màng bị mất trắng.
Việc sử dụng các chất độc hóa học trong bảo vệ thực vật đã ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của con người và các sinh vật khác. Nghiêm trọng hơn là dư lượng các chất độc hóa học đó đã tồn tại trong đất, nước, qua chuỗi thức ăn ... làm mất cân bằng sinh thái, phá hủy môi trường sống đến mức báo động.
Vì vậy, việc chọn tạo ra giống lúa mới có năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng chống chịu được sâu bệnh, côn trùng và những điều kiện khắc nghiệt của thời tiết, khí hậu để đáp ứng nhu cầu lương thực và bảo vệ môi trường đang là nhiệm vụ cấp thiết đối với nhà khoa học
Ngày nay việc tạo ra các giống cây trồng mang gen kháng sâu, bệnh, đang được các nhà khoa học trong nước và quốc tế quan tâm nghiên cứu. Một trong các giải pháp được các nhà khoa học hướng tới là tạo giống mới bằng kĩ thuật chuyển gen, tuy còn khá mới mẻ nhưng kĩ thuật chuyển gen đã và đang được ứng dụng để tạo ra những vật liệu khởi đầu có giá trị cho nghiên cứu chọn tạo giống mới trên nhiều đối tượng cây trồng khác nhau.
Tạo cây trồng mang gen kháng sâu, bệnh bằng phương pháp chuyển gen nhờ vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens là phương pháp nhanh nhất it tốn kém và đã đạt được kết quả trên nhiều đối tượng cây trồng như thuốc lá, cà chua, hoa cúc, đậu xanh, lúa và nhiều giống cây trồng khác.
“Nghiên cứu tạo cây lúa chuyển gen Chitinase kháng bệnh đạo ôn nhờ vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens” là rất cần thiết mang tính ứng dụng cao nhằm tạo ra các giống lúa chuyển gen có năng suất cao, chất lượng tốt và kháng bệnh đạo ôn.
Kết cấu đề tài:
Chương I: Tổng quan tài liệu
Chương II: Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
Chương III: Kết quả và thảo luận
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 2978
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 494
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 1051
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 280
⬇ Lượt tải: 10
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 357
⬇ Lượt tải: 3
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 715
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 262
⬇ Lượt tải: 1
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 543
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 270
⬇ Lượt tải: 12
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 229
⬇ Lượt tải: 11
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 44
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 652
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 1844
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 261
⬇ Lượt tải: 8