Mã tài liệu: 58090
Số trang: 70
Định dạng: docx
Dung lượng file: 26,345 Kb
Chuyên mục: Công nghệ sinh học
Ruby, saphia là một trong những loại đá quý được ưa chuộng nhất và có giá trị cao nhất trong tất cả các loại đá quý. Việt Nam hiện nay được biết đến như một trong các quốc gia có tiềm năng đá quý rất lớn. Các mỏ ruby, saphia đã được tìm thấy và khai thác ở nhiều nơi trong nước như Lục Yên, Quỳ Châu, Tân Hương, Trúc Lâu, Phan Thiết, Di Linh, Đắk Nông...
Khác với nhiều loại khoáng sản mà việc đánh giá chất lượng chủ yếu phụ thuộc vào hàm lượng tối thiểu của tổ phần có ích và hàm lượng tối đa của tổ phần có hại, chất lượng của đá quý, ngoài các chỉ tiêu trên còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác. Nhìn chung, chất lượng đá quý được phân cấp theo 4 chỉ tiêu: màu sắc, độ tinh khiết, trọng lượng và chất lượng chế tác. Trên cơ sở 4 chỉ tiêu trên, các nước có tiềm năng đá quý như Thái Lan, Myanma,…đều xây dựng một quy trình phân cấp chất lượng phù hợp với các đặc điểm chất lượng đá quý của mình, phục vụ cho công tác khoanh vùng triển vọng và định hướng các hoạt động tìm kiếm điều tra, thăm dò và khai thác đá quý, cũng như các hoạt động nghiên cứu - đào tạo và kinh doanh đá quý.
Trên thế giới hiện nay, việc phân cấp chất lượng đá quý được tiến hành theo những quy trình nghiêm ngặt, trong những điều kiện khắt khe về trang thiết bị, về yêu cầu chuyên môn đối với những người làm công tác phân cấp chất lượng và định giá.
Với tiềm năng lớn, Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có triển vọng về đá quý. Tuy nhiên, cho đến nay thị trường đá quý trong nước vẫn chưa được hình thành, phần lớn đá quý khai thác đều được tiêu thụ ra nước ngoài và chủ yếu theo con đường buôn lậu. Một trong những lý do chủ yếu của tình hình trên là do chúng ta chưa có được những hiểu biết cơ bản về chất lượng và giá trị thực của đá quý, việc định giá đá quý chủ yếu vẫn mang tính kinh nghiệm chủ quan, không có cơ sở khoa học, không theo những quy trình chặt chẽ. Việc đánh giá đúng chất lượng (giá trị) cũng như trữ lượng của các mỏ sẽ là cơ sở cực kỳ quan trọng để xây dựng các đề án khai thác và quyết định các dự án đầu tư khác nhau.
Kết cấu đề tài bao gồm:
Chương 1. Đặc điểm địa chất một số mỏ ruby, saphia điển hình của Việt Nam
Chương 2. Lịch sử nghiên cứu
Chương 3: Các phương pháp nghiên cứu
Chương 4. Cơ sở khoa học của hệ thống phân cấp chất lượng ruby, saphia Việt Nam
Chương 5. Những đặc điểm chất lượng chủ yếu của ruby, saphia Việt Nam
Chương 6. Về hệ thống và quy trình phân cấp chất lượng ruby, saphia Việt Nam
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 627
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 509
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 520
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 92
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 140
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 462
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 715
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 1265
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 607
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 1690
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 3058
⬇ Lượt tải: 28
📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 540
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 567
⬇ Lượt tải: 16