Tìm tài liệu

Khao sat va danh gia chat luong moi truong ho cong vien 29 3 da nang

Khảo sát và đánh giá chất lượng môi trường hồ công viên 29 3 đà nẵng

Upload bởi: trangphuong185

Mã tài liệu: 230191

Số trang: 17

Định dạng: doc

Dung lượng file: 2,895 Kb

Chuyên mục: Công nghệ hóa học

Info

LỜI MỞ ĐẦU

Ô nhiễm môi trường ngày nay đang là vấn đề đặc biệt được chú trọng, quan tâm của toàn xã hội. Hiện trạng môi trường đang ngày càng bị suy thoái nghiêm trọng bởi ô nhiễm do khí thải , nước thải, rác thải đòi hỏi các cấp có thẩm quyền cần đề ra các biện pháp hữu hiệu nhằm giải quyết triệt để các vần đề môi trường, kiểm soát và hạn chế ô nhiễm.Xử lý ô nhiễm môi trường đã và đang là vấn đề cấp bách đối với mỗi chúng ta. Để tìm được biện pháp xử lý thích hợp thì cần phải có sự đánh giá chính xác về mức độ và hiện trạng ô nhiễm.

Quan trắc nhằm mục đích đánh giá chính xác hiện trạng môi trường của một khu vực, rồi từ đó đưa ra biện pháp xử lý thích hợp để bảo vệ môi trường và cũng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

NỘI DUNG BÁO CÁO

I. Lý do tiến hành:

- Thực tập môn học: “ Quan trắc và phân tích môi trường”, làm quen với các vấn đề khảo sát và phân tích trong thực tế.

- Theo yêu cầu của cô giáo bộ môn : “ Khảo sát và đánh giá chất lượng môi trường không khí tại khu vực hồ công viên 29/3 đối với sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố “

II. Mục tiêu :

- Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường không khí.

- Xác định nguyên nhân và mức độ tác động.

- Đề xuất các giải pháp hạn chế tác động đến chất lượng môi trường

III.Phương pháp :

[FONT="]1.Phương pháp lấy mẫu:

[FONT="] - Phương pháp lấy mẫu thụ động không liên tục: mẫu được lấy bằng phương pháp khuyếch tán tự nhiên tới các bộ phận thu mẫu.

[FONT="] - Phương pháp lẫy mẫu chủ động không liên tục: mẫu được lấy bằng phương pháp bơm hút qua bộ phận thu mẫu. Ống hút của máy bơm được gắn liền với thiết bị chứa dung dịch hấp thụ thích hợp.

[FONT="]2. Phương pháp phân tích mẫu:

[FONT="] - Phương pháp đo quang (phương pháp so màu)

[FONT="]3. Phương pháp xử lý số liệu:

[FONT="] - Phương pháp trung bình cộng.

[FONT="] - Phương pháp bình phương tối thiểu.

[FONT="]4. Phương pháp đánh giá kết quả:

[FONT="] - Phương pháp so sánh.

[FONT="]Kết quả phân tích được đánh giá dựa trên Danh mục Các Tiêu chuẩn Việt Nam về Môi Trường .

[FONT="] IV. Nội dung:

1.Tiền khảo sát :

1.1 Thông tin cơ sở

1. Vị trí địa lí

Hồ công viên 29/3 nằm trong công viên 29/3 thuộc phường Thạc Gián, quân Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng.

Ø Hồ công viên:

- Phía Đông: Giáp với khu dân cư

- Phía Tây: Giáp với đường Nguyễn Tri Phương

- Phía Nam: Giáp với đường Nguyễn Văn Linh

- Phía Bắc: Giáp với đường Điện Biên Phủ

file:///C:/Users/N4010/AppData/Local/Temp/msohtml1/01/clip_image002.jpg

2. Hướng gió chủ đạo

Mùa hè: Hướng Đông Nam

Mùa đông: Hướng Đông Bắc

3. Dân số và diện tích khu vực xung quanh hồ

Hồ công viên nằm trong công viên 29/3 thuộc phường Thạc Gián, quận Thanh Khê – TP Đà Nẵng.

Quân Thanh Khê là quận có mật độ dân sô đông nhất thành phố có:

* Diện tích: 9,3 km2, chiếm 0,74% diện tích toàn thành phố.

* Dân số: 159.272 người, chiếm 21,17% dân số toàn thành phố.

* Mật độ dân số: 17.126 người/km2.

Quận Thanh Khê bao gồm 8 phường: Vĩnh Trung, Tân Chính, Thạc Gián, Chính Gián, Tam Thuận, Xuân Hà, Thanh Lộc Đán, An Khê. Trong đó, 2 phường Thạc Gián và Vĩnh Trung nằm ở vị trí trung tâm thành phố là khu trung tâm văn hóa thương mại của quận và thành phố.

Ø Phường Thạc Gián có dân số là: 16.098 người.

4. Cảnh quan xung quanh:

Về cảnh quan, trong 12 hồ ở Đà Nẵng, hồ Công viên 29/3 được đánh giá đẹp nhất nhờ nằm ở công viên 29/3 trung tâm thành phố. Người ta gọi nó là "lá phổi" của TP Đà Nẵng.

- Bao quanh hồ là các hộ dân, các quán nước giải khát.

- Số lượng cây xanh nhiều.

- Quang cảnh chung quanh hồ công viên hiện khá nhộn nhịp.

Sáng, chiều, tối đều có đông người đến hóng mát, dạo chơi, câu cá, tập thể dục .

- Phía Tây hồ công viên: là công trình xây dựng .

- Phía Đông hồ công viên : là chợ siêu thị cũ.

- Phía góc tây bắc của công viên là bãi thu rác.

1.2. Thông tin về hồ công viên:

1.Nguồn gốc:

Hồ công viên là một cái hồ có diện tích khoảng 11ha nằm giữa công viên 29/3

2. Chức năng:

- Điều tiết và thoát nước mưa cho khu vực

- Điều hòa vi khí hậu.

- Tạo cảnh quan cho khu đô thị.

3. Diện tích

-Gần 11ha

5. Độ sâu lớn nhất:

- Hồ công viên: 4.83m

6. Dung tích:

Từ 40.000 – 52.000m3, vào mùa mưa có thể chứa được hơn 65000m3 nước.

7. Dao đông mức nước giữa các mùa và sự điều tiết nước

Hồ công viên điều tiết nước mưa cho gần 90ha khu vực dân cư lân cận.Vào mùa mưa hồ công viên có thể chứa được hơn 65.000m3 nước. Như vậy, hồ này còn có nhiệm vụ chứa và xả nước mưa cho vùng phụ cận qua các mương dẫn liên phường. Nếu lấp hồ, hệ thống thoát nước lại không được cải tạo phù hợp, chắc chắn sẽ xảy ra nạn ngập lụt ở khu vực này khi có mưa lớn Ngoài ra, hồ công viên còn làm nhiệm vụ điều hoà nước vào mùa mưa để giảm ngập lụt cho các tuyến đường Nguyễn Văn Linh, Điện Biên Phủ, Nguyễn Tri Phương, khu dân cư các phường Nam Dương,Vĩnh Trung, Thạc Gián

.8. Hệ thống Cống và quang cảnh trên hồ

* Hệ thống Cống

- Số lượng: 10 ( từ C1÷C10)

Trong đó:

- C2, C4, C6, C8, C9:Không hoạt động

- C1, C3, C7: Có cửa chắn ngăn không cho nước sinh họa đổ vào, tuy nhiên trong thực tế lớp quan sát thấy vẫn có một lượng nước thải đổ vào hồ

- C5: Thoát nước ra cống đường Lý Thái Tổ

- C10: Thông giữa hai hồ.

Hầu như các cống đều có song chắn rác.

* Quang cảnh trên hồ: Do trời mưa nên bèo bị trôi dạt về nhiều hướng của hồ đặc biệt là tại những vùng nước tù, tại đây quan sát thấy cá chết rất nhiều và rác cũng trôi nổi trên mặt nước

file:///C:/Users/N4010/AppData/Local/Temp/msohtml1/01/clip_image003.jpg

file:///C:/Users/N4010/AppData/Local/Temp/msohtml1/01/clip_image005.jpg

9. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí

- Giao thông

- Mùi thoát ra từ hệ thống cống rãnh, các vùng nước tù, bãi rác chưa được tập kết.

- Các công trình đang xây dựng, đường sá

-Các rác thải xung quanh hồ.

file:///C:/Users/N4010/AppData/Local/Temp/msohtml1/01/clip_image007.jpg

file:///C:/Users/N4010/AppData/Local/Temp/msohtml1/01/clip_image009.jpg

1.3. Tình hình ô nhiễm của hồ công viên và biện pháp kiểm soát ô nhiễm nước hồ hiện nay

Hồ công viên là một trong những điểm nóng về ô nhiễm môi trường của TP. Sau đó, Công ty Môi tường Đà Nẵng phối hợp với Sở Tài nguyên – Môi trường Đà Nẵng tiến hành nạo vét bùn rác với gần 3.000 tấn bùn, lắp đặt hệ thống lưới chắn rác, xây dựng và sửa chữa các cửa xả, đập . để thoát nước. Vì vậy, khả năng thoát nước vào mùa mưa đã được cải thiện. Đồng thời, sử dụng khoảng 15.000 lít chế phẩm sinh học để xử lý mùi hôi trong lòng hồ, giúp giảm hơn 90% các mùi ô nhiễm tại đây.

Công ty Môi trường đô thị Đà Nẵng đã thiết kế các ô chứa bèo giữa hồ, bố trí thành các hình hoa văn để vừa có tính thẩm mỹ, vừa xử lý được mùi hôi do tác dụng của bèo, tạo sự thông thoáng cho mặt hồ. Việc thay loại bèo thường bằng loại bèo lục bình (Eichhorina crassipes) là loại thuỷ sinh có khả năng hấp thụ mạnh các chất dinh dưỡng, phân giải và đồng hoá các chất bẩn trong môi trường nước nhờ vi sinh vật bám trên thân và rễ của chúng đã có hiệu quả rất tốt.

[FONT="][FONT="]" Chất lượng nước hồ dần được cải thiện.

1.4. Nước ngầm:

- Khu vực dân cư xung quanh hồ chủ yếu dùng nước máy, chỉ một số gia đình dùng giếng khơi và giếng khoan.

- Một số gia đình cho biết, nước bị nhiễm phèn, có mùi tanh, có màu nâu đỏ .chỉ dùng cho mục đích tắm giặt.

- Nhưng 1 gia đình cho biết, khi không có nước máy, gia đình đó và các hộ gia đình xung quanh dùng giếng khơi cho mục đích sinh hoạt và ăn uống.

- “Nếu lỡ vào công viên 29-3 trong những ngày nắng nóng này mới thấy giá trị đích thực của chiếc khẩu trang”, một người dân sống gần đó đã nói với chúng tôi một cách bức xúc. Qua thực tế cho thấy lòng hồ với gần 11ha nằm giữa công viên nổi lên một màu nước đen xì cùng với bầu không khí ngột ngạt đến khó thở.

2.Khảo sát , lấy mẫu,phân tích :

A. Môi trường không khí:

1.Thu mẫu tại hiện trường:

file:///C:/Users/N4010/AppData/Local/Temp/msohtml1/01/clip_image011.gif

* Điểm Nền:

Điểm K1: Nằm ở đầu hướng gió( Cách hồ khoảng 10m, gần nhà hàng Trùng Dương ), ít chịu tác động của các nguồn gây ô nhiễm nhất.

Đặc điểm khu vực lấy mẫu

- Xung quanh khu vực là các nhà hàng, nhà dân và các quầy buôn bán nhỏ.

- Cách điểm lấy mẫu khoảng 5m là đường Nguyễn Văn Linh.

- Trong quá trình lấy mẫu không xảy ra sự cố nào gây ảnh hưởng đến quá trình lấy mẫu.

Thời gian thu mẫu, loại mẫu và số lượng mẫu

- Thời gian thu mẫu: Từ 10h 15 đến 15h 45, ngày 28/03/2011.

- Loại mẫu: Mẫu đơn

- Số lần lấy mẫu: 2 lần. Buổi sáng 1 mẫu, buổi chiều 1 mẫu. Khoảng cách giữa hai lần lấy mẫu đơn liên tiếp tuỳ thuộc vào các thông số cần xác định.

- Số mẫu: 2 mẫu ( ký hiệu mẫu là K1S, K1C)

Thời tiết và các yếu tố ảnh hưởng

- Thời tiết: Trời mát, hơi âm u, gió nhẹ (lúc có lúc không ), có mưa nhẹ khoảng 5phút

- Mật độ giao thông : K1S 25 - 30lượt xe máy/h.

K1C 20 - 25lượt xe máy/h.

file:///C:/Users/N4010/AppData/Local/Temp/msohtml1/01/clip_image013.jpg

* Điểm chịu tác động :

Điểm K2: Điểm lấy mẫu được đặt tại ngã tư, giao của đường Điện Biên Phủ – Nguyễn Tri Phương. Đứng tại cột biển báo tên đường Nguyễn Tri Phương. Đây là điểm chịu tác động do hoạt động giao thông , đặc biệt vào những giờ cao điểm

Đặc điểm khu vực lấy mẫu

- Xung quanh khu vực là các nhà dân và các quầy buôn bán nhỏ.

- Trong quá trình lấy mẫu không xảy ra sự cố nào gây ảnh hưởng đến quá trình lấy mẫu.

Thời gian thu mẫu, loại mẫu và số lượng mẫu

- Thời gian thu mẫu: Từ 10h 15 đến 18h, ngày 28/03/2011.

- Loại mẫu: Mẫu đơn

- Số lần lấy mẫu: 2 lần. Buổi sáng 1 mẫu, buổi chiều 1 mẫu. Khoảng cách giữa hai lần lấy mẫu đơn liên tiếp tuỳ thuộc vào các thông số cần xác định.

- Số mẫu: 2 mẫu ( ký hiệu mẫu là K2S, K2C)

Thời tiết và các yếu tố ảnh hưởng

- Thời tiết: Trời mát, hơi âm u, gió nhẹ (lúc có lúc không ), có mưa nhẹ khoảng 10 phút.

K2S : Lấy dưới tán cây trứng cá bên đường

K2C : Lấy ở góc đường .

- Mật độ giao thông : K2S : 3600-3700 lượt xe máy/h.

80-90 lượt ô tô /h.

K2C : 9200-9300 lượt xe máy/h.

210-220 lượt ô tô /h.

Điểm K3 Đây là nơi tập kết rác của khu vực xung quanh, lượng rác ở đây khá nhiều và xe rác thu gom 5 lần/ ngày. Nằm trên đường Nguyễn Tri Phương.

Đặc điểm khu vực lấy mẫu

- Buổi sáng : Trước khi thu mẫu đã có 1 thùng rác, trong quá trình thu mẫu công nhân đưa rác đến ( 3 thùng ).Có người nhặt chai bao mở thùng rác để tìm chai lọ, giấy khoảng 5 phút.

Ngửi thấy không khí có mùi khó chịu.

- Buổi chiều : Trước khi thu mẫu đã có 5 thùng rác, trong quá trình thu mẫu công nhân đưa rác đến ( 3 thùng ).Xe rác lớn đến tập kết rác dừng khoảng 10 phút ( có mùi hôi rất khó chịu )

- Trong quá trình lấy mẫu không xảy ra sự cố nào gây ảnh hưởng đến quá trình lấy mẫu.

Thời gian thu mẫu, loại mẫu và số lượng mẫu

- Thời gian thu mẫu: Từ 7h 45 đến 14h15, ngày 28/03/2011.

- Loại mẫu: Mẫu đơn

- Số lần lấy mẫu: 2 lần. Buổi sáng 1 mẫu, buổi chiều 1 mẫu. Khoảng cách giữa hai lần lấy mẫu đơn liên tiếp tuỳ thuộc vào các thông số cần xác định.

- Số mẫu: 2 mẫu ( ký hiệu mẫu là K3S, K3C)

Thời tiết và các yếu tố ảnh hưởng

- Thời tiết: Trời mát, hơi âm u, gió nhẹ (lúc có lúc không ), có mưa nhẹ khoảng 10 phút ( buổi sáng )

- Mật độ giao thông : K3S : 3500-3600 lượt xe máy/h.

85-95 lượt ô tô /h.

K3C : 2700-2800 lượt xe máy/h.

90-100 lượt ô tô /h.

file:///C:/Users/N4010/AppData/Local/Temp/msohtml1/01/clip_image015.jpg

Điểm K4: Điểm này chịu tác động của hồ công viên, đặc biệt là khu vực nước tù.

Đặc điểm khu vực lấy mẫu

- Xung quanh khu vực là các nhà dân và các quầy buôn bán nhỏ

-Có bèo trên bờ hồ ( đã và chưa phân hủy ).Khu vực nước tù có bèo, rác tập trung nhiều và có cá chết

- Trong quá trình lấy mẫu không xảy ra sự cố nào gây ảnh hưởng đến quá trình lấy mẫu.

Thời gian thu mẫu, loại mẫu và số lượng mẫu

- Thời gian thu mẫu: Từ 7h 45 đến 14h15, ngày 28/03/2011.

- Loại mẫu: Mẫu đơn

- Số lần lấy mẫu: 2 lần. Buổi sáng 1 mẫu, buổi chiều 1 mẫu. Khoảng cách giữa hai lần lấy mẫu đơn liên tiếp tuỳ thuộc vào các thông số cần xác định.

- Số mẫu: 2 mẫu ( ký hiệu mẫu là K4S, K4C)

Thời tiết và các yếu tố ảnh hưởng

- Thời tiết: Trời mát, hơi âm u, gió nhẹ (lúc có lúc không ), có mưa nhẹ khoảng 10 phút.

- Mật độ giao thông : K4S : 3200-3300 lượt xe máy/h.

90-100 lượt ô tô /h.

K4C : 1800-2000 lượt xe máy/h.

30-37 lượt ô tô /h.

Điểm K5: Điểm này chịu tác động của hồ công viên , đặc biệt là khu vực nước tù và bãi rác gần khu vui chơi

Đặc điểm khu vực lấy mẫu

- Xung quanh khu vực là các nhà dân và các quầy buôn bán nhỏ,có chợ nhỏ hoạt động vào buối sáng.

- Có bèo trên bờ hồ ( đã và chưa phân hủy ).Khu vực nước tù có bèo, rác tập trung nhiều và có cá chết

- Trên bờ hồ , gần khu vực lấy mẫu có 4 thùng rác (sáng) , 2 thùng rác (chiều).

- Trong quá trình lấy mẫu không xảy ra sự cố nào gây ảnh hưởng đến quá trình lấy mẫu.

Thời gian thu mẫu, loại mẫu và số lượng mẫu

- Thời gian thu mẫu: Từ 7h 45 đến 14h15, ngày 28/03/2011.

- Loại mẫu: Mẫu đơn

- Số lần lấy mẫu: 2 lần. Buổi sáng 1 mẫu, buổi chiều 1 mẫu. Khoảng cách giữa hai lần lấy mẫu đơn liên tiếp tuỳ thuộc vào các thông số cần xác định.

- Số mẫu: 2 mẫu ( ký hiệu mẫu là K5S, K5C)

Thời tiết và các yếu tố ảnh hưởng

- Thời tiết: Trời mát, hơi âm u, gió nhẹ (lúc có lúc không ), có mưa nhẹ khoảng 10 phút.

- Mật độ giao thông : K5S : 800-850 lượt xe máy/h.

10-15lượt ô tô /h.

K2C : 650-700 lượt xe máy/h.

10-15 lượt ô tô /h.

* Điểm xu hướng ( cuối hướng gió )

Điểm K6 : Điểm này thuộc khu vực dân cư ở hẽm phía đông hồ đường Điện Biên Phủ.

Đặc điểm khu vực lấy mẫu

- Xung quanh khu vực là các nhà dân .Lấy mẫu trong khu vực đất trống tại nhà dân.

- Trong quá trình lấy mẫu không xảy ra sự cố nào gây ảnh hưởng đến quá trình lấy mẫu.

Thời gian thu mẫu, loại mẫu và số lượng mẫu

- Thời gian thu mẫu: Từ 10h 15 đến 15h45, ngày 28/03/2011.

- Loại mẫu: Mẫu đơn

- Số lần lấy mẫu: 2 lần. Buổi sáng 1 mẫu, buổi chiều 1 mẫu. Khoảng cách giữa hai lần lấy mẫu đơn liên tiếp tuỳ thuộc vào các thông số cần xác định.

- Số mẫu: 2 mẫu ( ký hiệu mẫu là K6S, K6C)

Thời tiết và các yếu tố ảnh hưởng

- Thời tiết: Trời mát, hơi âm u, gió nhẹ (lúc có lúc không ), có mưa nhẹ khoảng 5 phút.

2 Phân tích tại phòng thí nghiệm :

[FONT="] - Mẫu sau khi lấy về được bảo quản.

[FONT="] - Quá trình phân tích có sử dụng một số dụng cụ , hoá chất như: bơm thu mẫu, các dung dịch tạo phức màu, dung dịch tạo môi trường và các hoá chất khác cần thiết cho quá trình phân tích.

1.CO:

- Phương pháp so màu bằng mắt với dãy chuẩn.

- Nguyên tắc:

+ Khi cho CO tác dụng với Paladi Clorua thì bị khử tạo thành Paladi kim loại

CO + PdCl2 + H2O = CO2 + 2 HCl + Pd

+ Nếu cho thuốc thử Photphomolydic ( thuốc thử Folin- Ciocalteu) vào dung dịch có Paladi thì thuốc thử Folin- Ciocalteu sẽ bị khử từ màu vàng thành màu xanh.

H3PO4.10MoO3+ 4HCl + 2Pd = 2PdCl2 + [(MoO3)4.(MoO)2].H3PO4+ 2H2O

+ Phản ứng xảy ra trong môi trường kiềm (Na2CO3)

+ Độ nhạy của phương pháp 0,005mg CO.

+ Các chất gây trở ngại: khí sunfuarơ, Hydrosunfua

2. NO2:

- Phương pháp so màu bằng mắt với dãy chuẩn.

- Nguyên tắc: Phương pháp đo màu dựa trên phản ứng của acid nitơ (HNO2) với thuốc thử Griess- ilosvay cho hợp chất màu hồng.

+ Trước hết NO2 được hấp thụ vào dung dịch NaOH, sau đó thêm CH3COOH để chuyển thành HNO2.

2NO2 + 2NaOH = NaNO2 + NaNO3 + H2O

NaNO2 + CH3COOH = HNO2 + CH3COO-Na.

+ Acid nitơ tác dụng với acid Sunfanilic và file:///C:/Users/N4010/AppData/Local/Temp/msohtml1/01/clip_image017.gif-Napthylamin cho hợp chất màu hồng:

file:///C:/Users/N4010/AppData/Local/Temp/msohtml1/01/clip_image018.giffile:///C:/Users/N4010/AppData/Local/Temp/msohtml1/01/clip_image019.gif SO3H SO3H

file:///C:/Users/N4010/AppData/Local/Temp/msohtml1/01/clip_image020.gifC6H4-NH­2 + NaNO2 + CH3COOH à [C6H4 ]+ CH3COO- + 2H2O

N=N

file:///C:/Users/N4010/AppData/Local/Temp/msohtml1/01/clip_image021.giffile:///C:/Users/N4010/AppData/Local/Temp/msohtml1/01/clip_image021.gif SO3H SO3H

file:///C:/Users/N4010/AppData/Local/Temp/msohtml1/01/clip_image022.gif [C6H4 ]+ CH3COO- + C10H7NH2 à C6H4-N=N-C10H6NH2 + CH3COOH

N=N

+ Độ nhạy của phương pháp: 0,0005mg-0,001mg NO2

3. SO­2:

- Phương pháp so màu bằng mắt với dãy chuẩn.

- Nguyên tắc: Phương pháp West-Geake dựa trên sự hấp thụ và ổn định SO2 trong không khí bằng một dung dịch Na (hoặc K) TetraClomercurat II để tạo thành phức chất Diclosunficmercurat II.

+ Phức chất sunfic chống lại sự oxy hoá mạnh như Ozone và các oxit của nitơ.

+ Định lượng SO2 thu được bằng Parasonilin trong HCl và HCHO để tạo thành phức chất màu Acid Pararosanilin Methylsunfonic.

+ Cơ chế phản ứng như sau:

1. Trước hết Tetraclomercurat II được tạo thành:

2NaCl + HgCl2à2Na+ + 2-

2. Rồi SO2 được giữ lại và ổn định qua sự phức chất hoá.

SO2 + 2- +H2Oà2- + 2H+ +2Cl-

3. Cho HCHO tác dụng với phức chất trên thành acid Metylsunfomic:

[ HgCl2SO3 ]2- + HCHO +2H+ à HO-CH2-SO3H +HgCl2

Sau đó cho acid Metysunfomic tác dụng với Pararosanilin trong môi trường HCl để tạo thành phức chất màu đỏ tím Acid Pararosanilin.

4.NH3

- Phương pháp so màu bằng mắt với dãy chuẩn.

- Nguyên tắc: Phương pháp Nessler :

NH3 được giữ lại trong dung dịch H2SO 4 tạo thành muối amonium sunfat .

- Dung dịch muối amonium sunfat tạo thành sẽ phản ứng với thuốc thử Nessler cho ra một phức chất màu vàng .

- Khoảng sử dụng của phương pháp này trong khoảng 0-35 mg/m3.

- Các yếu tố gây cản trở đến phương pháp :

+ Các muối amonium có thể phản ứng với thuốc thử Nessler dẫn tới làm sai lệch kết quả phân tích. Những muối này có thể tách được bởi bộ lọc không khí trước khi đi vào ống hấp thụ .

+ Phương pháp này không phân biệt được giữa NH3 tự do và NH3 kết hợp

5.H2S :

- Phương pháp so màu bằng mắt với dãy chuẩn.

- Nguyên tắc: H2S tác dụng với AgNO3 cho kết tủa đục hoặc nâu tuỳ theo nồng độ khí H2S ít hay nhiều.

2AgNO3 + H2S ==> Ag2S + 2HNO3

Độ nhạy của phương pháp là 0,001mg/5ml dung dịch

6. Bụi

Phương pháp cân trọng lượng.

[FONT="]4. [FONT="]Kết quả phân tích:

[FONT="]Điểm K1:

STT

Thông số

ĐVT

Mẫu

K1S

K1C

TCVN

5937:2005

1

Hướng gió

-

Đ-B

Đ -B

-

2

Nhiệt độ

0C

25-27

25-27

-

3

Độ ẩm

%

52-54

54-56

-

4

Bụi

mg/m3

3

2

0.3

5

SO2

mg/m3

0.026

0.022

0.35

6

NO2

mg/m3

0.019

0.016

0.2

7

CO

mg/m3

3.089

2.574

30

[FONT="]Điểm K2:

STT

Thông số

ĐVT

Mẫu

K2S

K2C

TCVN

5937:2005

1

Hướng gió

-

Đ-B

Đ -B

-

2

Nhiệt độ

0C

26-28

26-28

-

3

Độ ẩm

%

40-52

63-65

-

4

Bụi

mg/m3

2

6

0.3

5

SO2

mg/m3

0.148

0.222

0.35

6

NO2

mg/m3

0.079

0.093

0.2

7

CO

mg/m3

15.194

25.323

30

[FONT="]Điểm K3:

STT

Thông số

ĐVT

Mẫu

K3S

K3C

TCVN

5937:2005

1

Hướng gió

-

Đ-B

Đ -B

-

2

Nhiệt độ

0C

22-24

26-28

-

3

Độ ẩm

%

63-65

51-53

-

4

SO2

mg/m3

0. 148

0.074

0.35

5

NO2

mg/m3

0.079

0.023

0.2

6

CO

mg/m3

15.443

8.236

30

7

NH3

mg/m3

0.22

0.44

0. 2*

8

H2S

mg/m3

0.0185

0.222

0.042*

[FONT="]Ghi chú :

[FONT="] ( * ) : TCVN 5938-2005

[FONT="]Điểm K4:

STT

Thông số

ĐVT

Mẫu

K4S

K4C

TCVN

5937:2005

1

Hướng gió

-

Đ-B

Đ -B

-

2

Nhiệt độ

0C

22-24

25-27

-

3

Độ ẩm

%

64-66

52-54

-

4

SO2

mg/m3

0.111

0.037

0.35

5

NO2

mg/m3

0.083

0.037

0.2

6

CO

mg/m3

10.295

3.603

30

7

NH3

mg/m3

0.19

0.22

0. 2*

8

H2S

mg/m3

0.011

0.015

0.042*

[FONT="]Ghi chú :

[FONT="] ( * ) : TCVN 5938-2005

[FONT="]Điểm K5:

STT

Thông số

ĐVT

Mẫu

K5S

K5C

TCVN

5937:2005

1

Hướng gió

-

Đ-B

Đ -B

-

2

Nhiệt độ

0C

22-24

25-27

-

3

Độ ẩm

%

65-67

51-53

-

4

SO2

mg/m3

0.111

0.037

0.35

5

NO2

mg/m3

0.069

0.023

0.2

6

CO

mg/m3

10.129

3.545

30

7

NH3

mg/m3

0.11

0.15

0. 2*

8

H2S

mg/m3

0.009

0.011

0.042*

[FONT="]Ghi chú :

[FONT="] ( * ) : TCVN 5938-2005

[FONT="]Điểm K6:

STT

Thông số

ĐVT

Mẫu

K6S

K6C

TCVN

5937:2005

1

Hướng gió

-

Đ-B

Đ -B

-

2

Nhiệt độ

0C

25-27

25-27

-

3

Độ ẩm

%

52-54

54-56

-

4

Bụi

mg/m3

1

2

0.3

5

SO2

mg/m3

0.019

0.0148

0.35

6

NO2

mg/m3

0.03

0.028

0.2

7

CO

mg/m3

2.025

2.025

30

Nhận xét kết quả:

So với TCVN 5937 :2005, 5938-2005, phần lớn các thông số chất lượng môi trường không khí đo được tại khu vực xung quanh hồ công viên đều nằm trong giới hạn cho phép.

Riêng : Nồng độ bụi tại các điểm :

K1 cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 6.7 – 10 lần.

K2 cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 6.7 – 20 lần.

K6 cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 3.4 – 6.7 lần.

Nồng độ NH3 tại điểm :

K3 cao hơn tiêu chuẩn cho phép 1.1 -2.2 lần

K4 cao hơn tiêu chuẩn cho phép 1.1 lần.

Nồng độ H2S tại điểm:

K3 cao hơn tiêu chuẩn cho phép 5.3 lần

* Đề xuất biện pháp :

- Sử dụng biện pháp phun nước trên đường để giảm thiểu lượng bụi.

- Đối với các phương tiện giao thông lưu thông trong khu vực cần tuân thủ về tốc độ, thời gian sử dụng của phương tiện, còi báo hiệu để tránh gây ô nhiễm tiếng ồn, bụi

- Trong quá trình xây dựng và giải toả, cần có các biện pháp che chắn và bảo vệ .

- Tăng cường trồng cây xanh xung quanh khu vực để tạo cảnh quan và giảm thiểu ô nhiễm.

-Cần có biện pháp thu gom rác và bèo tránh ô nhiễm không khí .Tận dụng bèo (phát triển rất nhanh trên hồ ) vào mục đích khác như làm thức ăn cho gia súc,làm phân bón hay làm bioga.

- Về lâu dài, cần gắn liền qui hoạch của thành phố với mạng lưới giao thông.

* Kết luận :

Qua bài quan trắc này em được hiểu rõ hơn về công tác khảo sát môi trường cũng như các phương pháp lấy mẫu tại hiện trường và phương pháp phân tích mẫu tại phòng thí nghiệm. Bên cạnh đó còn tạo cho em môi trường làm việc tập thể, giúp chúng em hòa đồng hơn và biết phân chia, sắp xếp công việc một cách hợp lý

Phần bên dưới chỉ hiển thị một số trang ngẫu nhiên trong tài liệu. Bạn tải về để xem được bản đầy đủ

  • Khảo sát và đánh giá chất lượng môi trường hồ công viên 29 3 đà nẵng
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Khảo sát và đánh giá chất lượng môi trường hồ công viên 29 3 đà nẵng
  • Khảo sát và đánh giá chất lượng môi trường hồ công viên 29 3 đà nẵng
  • Khảo sát và đánh giá chất lượng môi trường hồ công viên 29 3 đà nẵng
  • Khảo sát và đánh giá chất lượng môi trường hồ công viên 29 3 đà nẵng
  • Khảo sát và đánh giá chất lượng môi trường hồ công viên 29 3 đà nẵng
  • Khảo sát và đánh giá chất lượng môi trường hồ công viên 29 3 đà nẵng
  • Khảo sát và đánh giá chất lượng môi trường hồ công viên 29 3 đà nẵng
  • Khảo sát và đánh giá chất lượng môi trường hồ công viên 29 3 đà nẵng
  • Khảo sát và đánh giá chất lượng môi trường hồ công viên 29 3 đà nẵng
  • Khảo sát và đánh giá chất lượng môi trường hồ công viên 29 3 đà nẵng
  • Khảo sát và đánh giá chất lượng môi trường hồ công viên 29 3 đà nẵng
  • Khảo sát và đánh giá chất lượng môi trường hồ công viên 29 3 đà nẵng
  • Khảo sát và đánh giá chất lượng môi trường hồ công viên 29 3 đà nẵng
  • Khảo sát và đánh giá chất lượng môi trường hồ công viên 29 3 đà nẵng
  • Khảo sát và đánh giá chất lượng môi trường hồ công viên 29 3 đà nẵng

GỢI Ý

Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem

Khảo sát điều kiện tổng hợp và nghiên cứu ...

Upload: con_gai_hai_phong_17

📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 554
Lượt tải: 16

Khảo sát hiện trạng môi trường thiết kế hệ ...

Upload: hungquanvn

📎 Số trang: 110
👁 Lượt xem: 531
Lượt tải: 18

Khảo sát quy trình sản xuất và tìm hiểu các ...

Upload: phamliempro25

📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 775
Lượt tải: 17

Khảo sát các hợp chất họ flavonoid trong cây ...

Upload: nguyen_thanhtra

📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 803
Lượt tải: 22

Chế tạo và khảo sát tính chất phát quang của ...

Upload: tranhoainam_0502

📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 717
Lượt tải: 16

Chế tạo màng và khảo sát tính chất màng ZnO ...

Upload: tuyenhoanghoang

📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 886
Lượt tải: 16

Chế tạo hạt nanô Fe3O4 và khảo sát một số ...

Upload: BACHNT

📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 1230
Lượt tải: 20

Khảo sát hàm lượng zearalenone trong bắp ...

Upload: baoluungoc

📎 Số trang: 1
👁 Lượt xem: 402
Lượt tải: 18

Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ tiền chất lên ...

Upload: maxolang

📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 423
Lượt tải: 17

Chế tạo và khảo sát tính chất của polyme ...

Upload: MrCalvados

📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 604
Lượt tải: 18

Phân tích chất lượng xăng dầu Tìm hiểu công ...

Upload: trungntbr

📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 563
Lượt tải: 18

Ônhiễm môi trường trong quá trình sản xuất ...

Upload: pascalhn85

📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 472
Lượt tải: 18

QUAN TÂM

Những tài liệu bạn đã xem

Khảo sát và đánh giá chất lượng môi trường ...

Upload: trangphuong185

📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 480
Lượt tải: 17

CHUYÊN MỤC

Kỹ thuật - Công nghệ Công nghệ hóa học
Khảo sát và đánh giá chất lượng môi trường hồ công viên 29 3 đà nẵng LỜI MỞ ĐẦU Ô nhiễm môi trường ngày nay đang là vấn đề đặc biệt được chú trọng, quan tâm của toàn xã hội. Hiện trạng môi trường đang ngày càng bị suy thoái nghiêm trọng bởi ô nhiễm do khí thải , nước thải, rác thải đòi hỏi các cấp có thẩm quyền cần doc Đăng bởi
5 stars - 230191 reviews
Thông tin tài liệu 17 trang Đăng bởi: trangphuong185 - 21/12/2024 Ngôn ngữ: Việt nam, English
5 stars - "Tài liệu tốt" by , Written on 21/12/2024 Tôi thấy tài liệu này rất chất lượng, đã giúp ích cho tôi rất nhiều. Chia sẻ thông tin với tôi nếu bạn quan tâm đến tài liệu: Khảo sát và đánh giá chất lượng môi trường hồ công viên 29 3 đà nẵng