Mã tài liệu: 224650
Số trang: 9
Định dạng: doc
Dung lượng file: 214 Kb
Chuyên mục: Công nghệ hóa học
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu có tác dụng to lớn trong công cuộc phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước. Chính vì thế, việc đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường phổ thông theo Luật giáo dục sửa đổi năm 2005 chỉ rõ “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, từng môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
Để bồi dưỡng cho học sinh năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, lý luận dạy học hiện đại khẳng định: Cần phải đưa học sinh vào vị trí chủ thể hoạt động nhận thức. Học sinh bằng họat động tự lực, tích cực của mình mà chiếm lĩnh kiến thức. Quá trình này được lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ góp phần hình thành và phát triển cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo. Tăng cường tính tích cực phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh trong quá trình học tập là một yêu cầu rất cần thiết, đòi hỏi người học tích cực, tự lực tham gia sáng tạo trong quá trình nhận thức.
Bộ môn Hoá học ở trường phổ thông có mục đích trang bị cho học sinh hệ thống kiến thức cơ bản, bao gồm các kiến thức về cấu tạo chất, phân loại chất và tính chất của chúng. Việc nắm vững các kiến thức cơ bản góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ở bậc phổ thông, chuẩn bị cho học sinh tham gia các hoạt động sản xuất và các hoạt động sau này.
Để đạt được mục đích trên, ngoài hệ thống kiến thức về lý thuyết thì hệ thống bài tập Hoá học giữ một vị trí và vai trò rất quan trọng trong việc dạy và học Hoá học ở trường phổ thông nói chung và ở trường THCS nói riêng. Bài tập Hoá học giúp người giáo viên kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, từ đó phân loại học sinh để có kế hoạch sát với đối tượng.
Người giáo viên dạy Hoá học muốn nắm vững chương trình Hoá học phổ thông, ngoài việc nắm vững nội dung chương trình, phương giảng dạy còn phải nắm vững các dạng bài tập Hoá học của từng chương, biết hệ thống các bài tập cơ bản nhất và cách giải tổng quát, đặc biệt là các cách giải sáng tạo cho từng dạng bài tập đó; biết sử dụng bài tập phù hợp nhằm đánh giá trình độ nắm vững kiến thức của học sinh. Từ đó, cần phải sử dụng bài tập ở các mức khác nhau cho từng đối tượng học sinh khác nhau: Giỏi, Khá , TB, Yếu.
Mặc dù dạy và học hiện nay đã có nhiều đổi mới nhưng tình trạng học sinh thụ động trong cách học, khi gặp khó khăn khó vượt qua vẫn còn phổ biến. Vì vậy người giáo viên không chỉ đơn thuần là người cung cấp tri thức mà còn phải rèn luyện, bồi dưỡng năng lực sáng tạo cho học sinh thông qua bài giảng của mình. Đây là vấn đề rất quan trọng trong dạy học nói chung và dạy học Hoá học nói riêng, tuy nhiên lĩnh vực này còn rất ít được nghiên cứu.
Từ những vấn đề trên, với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào việc tìm tòi phương pháp dạy học thích hợp với những điều kiện hiện có của học sinh, nhằm phát triển tư duy sáng tạo của học sinh THCS, giúp các em tự lực hoạt động tìm tòi chiếm lĩnh tri thức, tạo tiền đề quan trọng cho việc phát triển tư duy của các em ở các cấp học cao hơn góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục đào tạo của nước nhà. Nên tôi đã chọn đề tài: " Hướng dẫn học sinh giải bài tập Hoá học theo phương pháp sáng tạo"
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 496
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 567
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 533
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 115
👁 Lượt xem: 592
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 979
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 499
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 477
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 589
⬇ Lượt tải: 17