Mã tài liệu: 292303
Số trang: 74
Định dạng: zip
Dung lượng file: 2,491 Kb
Chuyên mục: Kỹ thuật - Công nghệ
Lời nói đầu
Cùng với sự phát triển của xã hội thì nhu cầu của con người đối với việc trao đổi thông tin ngày càng cao. Để đáp ứng được nhu cầu đó, đòi hỏi đó mạng lưới viễn thông phải có tốc độ cao, dung lượng lớn. Kỹ thuật ghép kênh phân chia bước sóng WDM ra đời đã đáp ứng được một phần những đòi hỏi cấp thiết đó. Kỹ thuật ghép kênh bước sóng WDM có thể nâng dung lượng truyền dẫn của sợi quang lên rất cao. Đồng thời sự tăng trưởng với tốc độ nhanh chóng dung lượng của hệ thống truyền dẫn là sức ép và động lực mạnh cho sự phát triển hệ thống chuyển mạch. Quy mô của hệ thống chuyển mạch trong thông tin càng ngày càng lớn, tốc độ vận hành càng ngày càng cao. Nhưng mạng chuyển mạch điện tử và xử lý thông tin đã phát triển đến gần tốc độ giới hạn. Trong đó tham số cố hữu như RC, méo, trôi trượt, xuyên âm, tốc độ phản ứng chậm là những khuyết điểm hạn chế đến việc nâng cao tốc độ chuyển mạch. Để giải quyết vấn đề này chuyển mạch quang với kỹ thuật quang điện tử đã ra đời.
Ưu điểm của chuyển mạch quang là ở chỗ, khi tín hiệu quang đi qua bộ chuyển mạch, không cần chuyển đổi quang điện/điện quang, do đó nó không bị các thiết bị quang điện như máy đo kiểm, bộ điều chế hạn chế tốc độ đáp ứng, đối với tốc độ bít và phương thức điều chế là trong suốt, có thể nâng rất cao thông lượng qua bộ chuyển mạch. Do tác dụng của linh kiện logic quang còn rất đơn giản, không thể hoàn thành chức năng xử lý logic phức tạp của bộ phận điều khiển, nên bộ chuyển mạch quang hiện nay vẫn còn phải điều khiển bằng tín hiệu điện, tức là chuyển mạch quang điều khiển điện.
Mặt khác, mạng quang trong tương lai cần phải hỗ trợ dịch vụ truyền số liệu. Do đó, ý tưởng về chuyển mạch gói quang ra đời. Đây là một ý tưởng mới được đưa ra nhưng được tập chung nghiên cứu rất cẩn thận với rất nhiều ưu điểm như mạng thông tin toàn quang, có tốc độ cao, dung lượng lớn, trong suốt.
Với mục đích tìm hiểu một công nghệ mới, củng cố và phát triển các kiến thức đã lĩnh hội được trong quá trình nghiên cứu và học tập tại Học viện công nghệ Bưu chính Viễn thông em đã chọn đề tài tốt nghiệp của mình là: “Chuyển mạch gói trong mạng quang WDM”. Sau một thời gian tìm hiểu và nghiên cứu cuốn đồ án tốt nghiệp với đề tài đã chọn đã được hoàn thành với nội dung gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu chung về WDM.
Chương 2: Các phần tử trong hệ thống WDM.
Chương 3: Chuyển mạch gói trong mạng quang WDM.
Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo TS. Bùi Trung Hiếu, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em rất nhiều trong thời gian em thực hiện đề tài này. Em xin cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Viễn Thông 1, các thầy cô đang công tác tại trung tâm đào tạo Bưu chính Viễn thông I đã giúp em thực hiện ước mơ bước vào những chân trời tri thức mới. Cảm ơn bạn bè và người thân đã luôn ủng hộ tôi trong quá trình học tập tại mái trường Học viện công nghệ Bưu chính Viễn thông.
Mặc dù đã cố gằng rất nhiều trong thời gian hoàn thành cuốn đồ án này, nhưng do thời gian và trình độ có hạn nên cuốn đồ án này chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô và bạn bè đồng nghiệp để cuốn đồ án này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2005
Sinh viên
Ngô Đức Tiến
MỤC LỤC
THUẬT NGỮ VIẾT TẮT......ix
.
Lời nói đầu 1
CHƯƠNG 1 3
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ WDM 3
1.1 Nguyên lý cơ bản của WDM 3
1.1.1 Khái niệm về WDM 3
1.1.2 Mô hình hệ thống WDM 3
1.2 Ảnh hưởng của các hiệu ứng phi tuyến trong hệ thống WDM 3
1.2.1 Hiệu ứng tán xạ 3
a. Hiệu ứng SBR 3
b. Hiệu ứng SBS 3
1.2.2 Hiệu ứng Kerr quang 3
a. Hiệu ứng SPM 3
b. Hiệu ứng XPM 3
c. Hiệu ứng FWM 3
1.3 Các cấu hình mạng WDM 3
1.3.1 Cấu hình điểm-điểm 3
1.3.2 Cấu hình vòng 3
CHƯƠNG 2 3
CÁC PHẦN TỬ TRONG HỆ THỐNG WDM 3
2.1 Các bộ lọc quang 3
2.1.1 Bộ chọn bước sóng 3
2.1.2 Bộ lọc điều chỉnh được 3
2.2 Bộ ghép và bộ tách kênh quang 3
2.2.1 Nguyên tắc làm việc của lăng kính 3
2.2.2 Nguyên lý làm việc của cách tử tán xạ 3
2.2.3 Bộ ghép và tách kênh quang 3
2.3 Bộ xen rẽ quang (OADM) 3
2.4 Coupler hình sao 3
2.5 Bộ định tuyến bước sóng 3
2.6 Bộ nối chéo quang OXC 3
2.7 Bộ biến đổi bước sóng 3
2.8 Phần tử phát và thu quang 3
2.8.1 Bộ phát 3
2.8.2 Bộ thu 3
2.9 Bộ khuếch đại quang 3
CHƯƠNG 3 3
CHUYỂN MẠCH GÓI TRONG MẠNG QUANG WDM 3
3.1 Giới thiệu chung về chuyển mạch gói quang 3
3.2 Mô hình mạng chuyển mạch gói quang 3
3.3 Kiến trúc nút mạng 3
3.3.1 Kiến trúc và hoạt động nút mạng 3
3.3.2 Định dạng gói tin 3
3.3.3 Đồng bộ và sắp xếp gói 3
3.3.4 Xử lý tiêu đề 3
3.3.5 Định tuyến gói 3
3.3.6 Giải pháp chống xung đột 3
3.3.7 Trường chuyển mạch 3
3.3.7.1 Phân loại trường chuyển mạch 3
3.3.7.2 Trường chuyển không gian đơn tầng với FDL nối tiếp 3
3.3.7.3 Trường chuyển mạch quảng bá và chọn lọc đơn tầng với FDL nối tiếp. 3
3.3.7.4 Trường chuyển mạch định tuyến bước sóng đơn tầng với FDL hồi tiếp... ...3
3.3.7.5 Trường chuyển mạch đa tầng với FDL nối tiếp 3
3.3.7.6 Trường chuyển mạch đa tầng không sử dụng FDL 3
3.4 Một số dự án về chuyển mạch gói quang đã được nghiên cứu 3
3.4.1 KEOPS 3
3.4.2 WASPET 3
Kết luận 3
TÀI LIỆU THAM KHẢO 3
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 411
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 521
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 566
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 134
👁 Lượt xem: 547
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 414
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 101
👁 Lượt xem: 498
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 420
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem