Mã tài liệu: 43154
Số trang: 39
Định dạng: docx
Dung lượng file: 256 Kb
Chuyên mục: Kinh tế
Kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO chủ động mở cửa hội nhập với nền kinh tế trong khu vực và thế giới, nền kinh tế nước ta đứng trước những cơ hội cũng như những thách thức lớn. Để có thể tồn tại và đứng vững trên thị trường các doanh nghiệp trong nền kinh tế phải tự chủ về tài chính dựa trên nguyên tắc lấy thu bù chi để từ đó hướng tới mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường và xu thế toàn cầu hóa, XDCB ngày càng giữ vị rí quan trọng tạo ra cơ sở vật chất cho xã hội như: Các công trình giao thông, thủy lợi, thủy điện, các khu công nghiệp, các công trình quốc phòng và công trình điện dân dụng. Xây dựng cơ bản giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất nước vì XDCB đảm bảo và không ngừng nâng cao năng lực sản xuất, năng lực phục vụ cho các ngành và các lĩnh vực trong nền kinh tế dần dần xóa bỏ khoảng cách giữa khu vực thành thị và nông thôn, khu vực đồng bằng và miền núi. XDCB đóng góp đáng kể vào thu nhập quốc dân và giải quyết tạo công ăn việc làm cho một số lượng lớn lao động.
Đầu tư cho xây dựng cơ bản hàng năm chiếm khoảng 30% vốn đầu tư của cả nước, tỷ trọng của nó trong GDP có xu hướng ngày càng tăng. Vấn đề đặt ra là phải quản lý và sử dụng vốn hiệu quả, tránh tình trạng lãng phí, thất thoát vốn.
Đáp ứng yêu cầu này, một trong những công cụ quản lý hữu hiệu là công tác hạch toán kế toán, đặc biệt là công tác hạch toán chi phí sản xuất thật tốt để hạ giá thành sản phẩm xây lắp trong quá trình kinh doanh, tất nhiên phải thông qua công tác kế toán hiệu quả nhất trong quản lý kinh tế trong đó kế toán CFSX luôn được xác định là khâu trọng tâm của công tác kế toán trong doanh nghiệp xây lắp. Thực hiện tốt công tác này sẽ làm lành mạnh hóa các quan hệ tài chính trong DN, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
1.1.2. Về mặt thực tiễn
Qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần đầu tư và xây lắp dầu khí Kinh Bắc em nhận thấy công tác kế toán nói chung và công tác chi phí sản xây lắp nói riêng vẫn còn một số mặt hạn chế như:
- Qúa trình quản lý nguyên vật liệu phục vụ cho việc xây dựng còn chưa được chặt chẽ, không có sự ghi chép ngay sau khi phát sinh dẫn tới tình trạng thất thoát nguyên vật liệu.
- Việc sử dụng nguyên vật liệu còn lãng phí chưa tiết kiêm.
- Phân bổ chi phí sản xuất chung còn chưa hợp lý.
Trước những hạn chế của doanh nghiệp và tầm quan trọng của chi phí xây lắp đã đặt ra yêu cầu trước mắt đối với doanh nghiệp là phải đề ra những chính sách biện pháp thích hợp để khắc phục những hạn chế nêu trên nhằm tối thiểu chi phí nâng cao hiệu quả kinh tế và hạ giá thành sản phẩm xây lắp.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 322
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 618
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 214
⬇ Lượt tải: 11
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 323
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 773
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 117
👁 Lượt xem: 488
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 108
👁 Lượt xem: 730
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 306
⬇ Lượt tải: 5
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 15
⬇ Lượt tải: 5
📎 Số trang:
👁 Lượt xem: 199
⬇ Lượt tải: 3
📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 187
⬇ Lượt tải: 6
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 510
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 385
⬇ Lượt tải: 16