Mã tài liệu: 64239
Số trang: 37
Định dạng: docx
Dung lượng file: 87 Kb
Chuyên mục: Thương mại quốc tế
Rừng có ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế văn hoá, xã hội và môi trường sinh thái. Rừng cung cấp lâm sản để thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người. Rừng là nơi du lịch nghỉ ngơi, rừng bảo vệ và làm giàu cho đất, điều chỉnh chu trình thuỷ học, chi phối khí hậu địa phương và khu vực là nơi có cả một thế giới động thực vật phong phú. Cùng với sự phát triển và tiến bộ của xã hội, vai trò của rừng cũng trở nên quan trọng hơn, và đòi hỏi phải được quản lý sử dụng một cách bền vững.
Song, hoạt động của loài người trong nhiều năm qua đã làm cho tài nguyên rừng bị suy giảm nghiêm trọng cả về số lượng và chất lượng ở Việt Nam trong nửa cuói thế kỷ này tỉ lệ độ che phủ của từng đã giảm sút với tốc độ nhanh chóng. Năm 1943 độ che phủ của rừng là 43%, đến năm 1995 chỉ còn 28,2%. Tình trạng khai thác rừng bừa bãi, phát đốt nương làm rẫy du canh du cư là những nguyên nhân cơ bản làm mất rừng và cơ chế chính sách trước đây của Nhà nước ta về quản lý sử dụng tài nguyên rừng đã không thực sự ngăn chặn được tình trạng trên. Người dân chưa thực sự làm chủ đối với tài nguyên rừng nên không những không khai thác được các nguồn lực và tiềm năng vốn có để phát triển kinh tế mà chính họ là những nguyên nhân làm cạn kiệt tài nguyên rừng.
Trước thực trạng đó, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương chính sách nhằm giải quyết triệt để vấn đè trên. Một trong những chính sách được xã hội quan tâm rộng rãi là nghị định 02/CP ngày 15 tháng 1 năm 1994 về giao đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình cá nhân sử dụng ổn định quyền làm chủ của người dân đối với tài nguyên rừng. Đây thực sự là đòn bẩy nhằm phát huy mọi tiềm năng của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng tham gia tích cực vào việc quản lý bảo vệ, xây dựng và phát triển tài nguyên rừng. Một nhân tố quan trọng đảm bảo cho sự nghiệp phát triển bền vững của cộng đồng và đất nước.
Thực tiễn nhiều năm qua cho thấy chính sách giao đất lâm nghiệp đã đi vào cuộc sống đáp ứng nguyện vọng của đông đảo nhân dân, tạo việc làm nâng cao thu nhập và cải thiện cuộc sống, nhiều mô hình kinh tế hộ gia đình được xây dựng như vườn rừng, trại rừng, nông lâm kết hợp cho thu nhập tới hàng chục triệu đồng trên một ha mỗi năm. Một bộ phận dân cư đã làm giàu từ nghề rừng góp phần chấn hưng kinh tế xã hội vùng trung du miền núi. Tuy nhiên, trong quá trình vận dụng vào thực tiễn, do nhiều biến động về kinh tế - xã hội cũng như tài nguyên rừng đang nảy sinh nhiều thách thức mới đòi hỏi xuất phát từ thực tiễn trên, chuyên đề nghiên cứu: "Tác động bước đầu của công tác giao đất lâm nghiệp đến phát triển tài nguyên rừng và kinh tế xã hội". Nhằm đánh giá và phân tích những kết quả, bước đầu đúc rút kinh nghiệm đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác giao đất giao rừng trên địa bàn miền núi đồng thời góp phần củng cố lý luận và thực tiễn của công tác này tạo cơ sở xây dựng và bảo vệ theo hướng phát triển tài nguyên rừng ổn định bền vững.
Tuy nhiên, do hạn chế về mặt thời gian nhân lực, kinh nghiệm của bản thân nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng đất trước và sau khi giao tại một xã điểm miền núi là xã Mãn Đức - Tân Lạc - Hoà Bình.
PHẦN II
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI
2.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1 Vị trí địa lý
Mãn Đức là một xã nằm trên trục đường 12 nối từ ngã ba Mãn Đức đi Lạc sơn, Yên Thuỷ và ra Ninh Bình, xã có toạ độ địa lý vào khoảng 20030' - 20033' độ Vĩ Bắc và 10507' - 105010' độ Kinh Đông. Phía Băc giáp với thị trấn Mường Khên, phía Nam giáp với xã Tư Nê - Do Nhân, phía Đông giáp với xã Nam Phong huyện Kỳ Sơn, phía Tây giáp với xã Do nhân - Tuân Lộ, cách trung tâm huyện lỵ khoảng 1 km về phía Nam.
2.1.2 Địa hình
Mãn Đức là một trong những xã của huyện có địa hình miền núi khá phức tạp, đất đai của xã bị chia cắt nhiều bởi hệ thống khe suối và đồi núi cao, độ cao trung bình so với mặt nước biển khoảng 200 - 250m. Địa hình của xã có dáng địa hình đồi núi cao ở phía Đông Bắc và Tây Nam, chạy dọc theo hai bên đường 12B là khu vực có độ dốc nhỏ và tương đối bằng phẳng, với dạng địa hình tổng quát là đồi núi và thung lũng thấp dần vào giữa theo kiểu lòng máng.
Mãn Đức có địa hình sườn đồi núi phức tạp xen kẽ những thung lũng nhỏ, trên 60%, đất ở đồi núi cao với độ dốc trên 25 độ, khoảng 5% đất có độ dốc từ 12 - 25 độ, trên 6% là đất có độ dốc 6 - 12 độ. Số còn lại là đất có độ dốc từ 0 - 6 độ.
2.1.3 Khí hậu thời tiết
a, Khí hậu.
Mãn Đức nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm theo lịch tiết thì có bốn mùa là Xuân - Hạ - Thu - Đông nhưng theo tiết vụ thì có 2 mùa là mùa mưa và mùa khô
Nhiệt độ bình quân trong năm là 22,9 độ C, nhiệt độ tháng cao nhất là 33,8 độ C nhiệt độ thấp nhất là 10,8 độ C, tháng nóng nhất là tháng 6, tháng lạnh nhất là tháng 1 trong năm.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 422
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 598
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 207
⬇ Lượt tải: 5
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 511
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 324
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 470
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 368
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 38
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 181
⬇ Lượt tải: 6
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 520
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 306
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 284
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 689
⬇ Lượt tải: 16