Mã tài liệu: 141581
Số trang: 83
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Thương mại quốc tế
Trong điều kiện toàn cầu hoá và khu vực hoá của đời sống kinh tế thế giới hướng tới thế kỷ XXI, không một quốc gia nào phát triển nền kinh tế của mình mà không tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế và khu vực , điều đó không loại trừ đối với Việt Nam đặc biệt là trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước hiện nay, Nghị quyết Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VIIItiếp tục khẳng định đường lối đổi mới và mở cửa nền kinh tế,thực hiện chiến lược CNH_HĐH hướng mạnh vào xuất khẩu.
Để tăng xuất khẩu thời gian tới, Việt Nam chủ trương kết hợp xuất khẩu những mặt hàng mà đất nước có lợi thế tương đối (những mặt hàng xuất khẩu truyền thống: hàng nông lâm thuỷ sản, khoáng sản, nhiên liêụ và hàng dệt may) và một số hàng có hàm lượng kỹ thuật công nghệ cao bao gồm cả Ô tô, xe máy , hàng điện tử và dịch vụ phần mềm ...
Hàng thuỷ sản là mặt hàng xuất khẩu truyền thống của Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu năm 2000 đạt 670 triệu USD, đến năm 2001 đã tăng lên 776 triệu đô la chiếm hơn 9 % tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ 5 sau dầu thô, gạo, dệt may, giầy da và xuất khẩu tịnh lớn thứ 3 sau dầu thô, gạo,và cho đến năm 2004 kim ngạch xuất khẩu là 950 triệu USD . Trong thời gian tới, tuy có sự thay đổi các mặt hàng xuất khẩu chính yếu của Việt Nam, nhưng thuỷ sản vẫn là một trong những mặt hàng xuất khẩu lớn của đất nước.
Hơn nữa ngành thuỷ sản còn giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam và góp phần quan trọng trong việc giải quyết công ăn việc làm cho hàng triệu ngư dân và đảm bảo an ninh xã hội cho đất nước cũng như góp phần thở mãn nhu cầu thực phẩm ngày càng tăng của thị trường nội địa.Do đó, ngành thuỷ sản là một trong những ngành kinh tế quan trọng, nhưng “‘rất nhạy cảm " nên vai trò của quản lý nhà nước là không thể thiếu được.
Nhận biết được tầm quan trọng của xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam trong thời gian tới, em đãchọn nghiên cứu đề tài " Những giải pháp nhằm hoàn thiện quẩn lý vĩ mô nhằm phát triển xuất khẩu thuỷ sản Việt nam đến năm 2010" .Trong bài viết này em sẽ đề cập đến một vài vấn đề chủ yếu có tính hệ thống giúp chúng ta có tầm nhìn chiến lược về tiềm năng và triển vọng của ngành thuỷ sản Việt Nam trong tương lai cũng như định hướng, giải pháp phát triển ngành thuỷ sản xuất khẩu.
Kết cấu của đề tài :
Phần I: thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản góp phần trong quá trình
Phần II. Thực trạng sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
Phần III. Phương hướng xuất khẩu thuỷ sản và những giải pháp
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 394
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 394
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 247
⬇ Lượt tải: 10
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 320
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 191
⬇ Lượt tải: 2
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 263
⬇ Lượt tải: 10
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 226
⬇ Lượt tải: 8
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 224
⬇ Lượt tải: 8
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 210
⬇ Lượt tải: 13
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 274
⬇ Lượt tải: 5
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 219
⬇ Lượt tải: 13
📎 Số trang: 114
👁 Lượt xem: 365
⬇ Lượt tải: 3
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 326
⬇ Lượt tải: 16