Mã tài liệu: 47642
Số trang: 35
Định dạng: docx
Dung lượng file: 128 Kb
Chuyên mục: Thương mại quốc tế
Nền kinh tế Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập với khu vực và thế giới, với phương châm đa dạng hoá thị trường, đa phương hoá mối quan hệ kinh tế thông qua con đường xuất khẩu để nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả của sự phát triển. Một trong những thị trường có ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển kinh tế thế giới nói chung và kinh tế khu vực nói riêng đó là Mỹ - nước có một nền kinh tế, nền ngoại thương phát triển nhất thế giới và là thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới. Đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này chẳng những tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế Việt Nam đẩy nhanh tiến trình hội nhập mà còn gia tăng sự phát triển và nâng cao tính cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam.
Hiệp định thương mại Việt-Mỹ đã được đại diện chính phủ của hai bên ký kết vào ngày 13/7/2000 và được Quốc hội hai nước phê chuẩn thông qua ngày 20/12/2001. Nhưng Hiệp định chỉ là điều kiện hỗ trợ thuận lợi thúc đẩy quan hệ đối ngoại giữa hai nước. Muốn đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này, trong điều kiện mà nền kinh tế Việt Nam đang ở mức phát triển thấp, tính cạnh tranh kém thì phải nghiên cứu kỹ thị trường này, đánh giá được chính xác khả năng thực tế của hàng hoá Việt Nam thâm nhập thị trường từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
Ngành dệt may nước ta phát triển đã lâu nhưng chỉ từ thập niên 90 trở lại đây, nó mới thực sự chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế nói chung và hoạt động ngoại thương nói riêng. Trong suốt 4 năm qua, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may luôn đạt trên 1tỷ USD/năm và trở thành mặt hàng chủ lực của Việt Nam. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may liên tục tăng trưởng mạnh nhưng những khó khăn thách thức vẫn còn rất nhiều. Do vậy để đạt và vượt được mục tiêu xuất khẩu theo qui hoạch tổng thể của ngành dệt may Việt Nam đến năm 2005 là 3 tỷ USD và năm 2010 là 4 tỷ USD đòi hỏi ngành phải duy trì được mức tăng trưởng liên tục 14%/năm. Đây là mức tăng trưởng không phải quá cao, nhưng muốn đạt và vượt mục tiêu này thì cần có nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó việc đẩy mạnh xuất khẩu và tăng cường sức cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam tại thị trường Mỹ là một trong những yếu tố quyết định. Nhưng hiện nay kim ngạch hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ còn rất nhỏ, chỉ đạt 60 triệu USD năm 2000. Qua đó cho thấy việc tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích thực trạng, cơ hội, thách thức của ngành dệt may và đưa ra những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ là rất quan trọng.
Nội dung gồm 4 phần:
I. Vai trò của ngành dệt may và xuất khẩu các sản phẩm dệt may ở Việt Nam
II. Đặc điểm của thị trường Mỹ
III. Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ
IV. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 488
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 594
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 472
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 379
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 601
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 347
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 378
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 505
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 581
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 146
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 451
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 605
⬇ Lượt tải: 16