Mã tài liệu: 265208
Số trang: 10
Định dạng: zip
Dung lượng file: 65 Kb
Chuyên mục: Thuế
I. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.
Trước bối cảnh đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế và những sự biến đổi lớn của điều kiện kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay, việc ban hành Luật thuế Thu nhập cá nhân ở nước ta là hết sức cần thiết và có vai trò quan trọng về nhiều mặt; cụ thể như sau:
Góp phần xây dựng cơ cấu hệ thống chính sách thuế cân đối, đồng bộ và hiện đại, đảm bảo tính ổn định, phụ hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện kinh tế - xã hội nước ta.
Đảm bảo nguồn thu ổn định lâu dài cho ngân sách Nhà nước. Góp phần thực hiện công bằng xã hội và có tác động tích cực trong điều tiết kinh tế vĩ mô.
Có vai trò quan trọng trong việc nắm bắt thông tin và kiểm soát thu nhập cá nhân phục vụ cho công tác hoạch định và điều hành các chính sách phát triển kinh tế - xã hội.
Góp phần thúc đẩy cải cách hành chính và đẩy mạnh quá trình hiện đại hóa hệ thống thuế ở nước ta.
Ban hành luật mới về thuế thu nhập cá nhân còn có tác dụng sửa lại những điều chưa hợp lý, chưa nhất quán với tính cách là thuế đánh vào thu nhập cá nhân tồn tại trong 3 luật thuế này. Đồng thời đưa sắc thuế mới lên tầm bao quát và nhất quán trong việc đánh thuế vào các loại thu nhập cá nhân trong điều kiện nước ta hiện nay, tạo ra mặt bằng mới, thực hiện công bằng xã hội về quyền lợi và nghĩa vụ đối với mọi đối tượng có thu nhập cá nhân ở mức độ và loại thu nhập chịu thuế.
Điều này sẽ góp phần tăng cường công tác kiểm soát, phân phối thu nhập và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Hơn nữa, số người dân có thu nhập cao ngày càng tăng lên, nhất là số người nước ngoài đầu tư và kinh doanh vào Việt Nam ngày càng nhiều, cần phải đánh thuế thu nhập cá nhân để tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
Trên thế giới hơn 100 nước trong đó có nước phát triển, đang phát triển và kém phát triển đã áp dụng sắc thuế thu nhập cá nhân, trong khi ở nước ta tổng thu Ngân sách Nhà nước hàng năm có đến 97% là nguồn từ thuế thì việc ban hành luật này ở thời điểm đầu năm 2009 là thoả đáng, góp phần tăng thêm nguồn thu cho Nhà nước, giảm bớt bội chi ngân sách, huy động nguồn thu nhập (thực chất là trung bình trở lên) là thoả đáng.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 639
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 876
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 574
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 318
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 4676
⬇ Lượt tải: 30
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 543
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 4759
⬇ Lượt tải: 24
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 410
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 556
⬇ Lượt tải: 24
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 553
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem