Mã tài liệu: 71004
Số trang: 87
Định dạng: docx
Dung lượng file: 209 Kb
Chuyên mục: Thuế
Khái niệm về thuế xuất hiện từ khi xã hội loài người có phân chia giai cấp, cùng với sự xuất hiện của nhà nước. Theo K.Mác: Thuế là cơ sở kinh tế của Nhà nước, Nhà nước đã sử dụng thuế làm công cụ tập trung vào tay mình một phần thu nhập của xã hội, để hình thành nên một quỹ Ngân sách Nhà nước nhằm phục vụ cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình. Như vậy, thuế ra đời tồn tại và phát triển cùng với sự ra đời, tồn tại và phát triển của Nhà nước, với chức năng cơ bản đầu tiên là đảm bảo nguồn tài chính cho các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước.
Có thể hiểu: Thuế là khoản đóng góp có tính chất bắt buộc mang tính cưỡng chế theo pháp luật của Nhà nước. Khoản nộp về thuế không mang tính hoàn trả trực tiếp, một phần được hoàn trả dưới dạng gián tiếp thông qua các trợ cấp xã hội, phúc lợi công cộng...
Nhà nước ra đời là một tất yếu khách quan, do vậy thuế ra đời cũng là một tất yếu khách quan. thuế là một phạm trù kinh tế, đồng thời là một phạm trù lịch sử.
Thuế và Nhà nước là hai phạm trù gắn bó hữu cơ với nhau, Nhà nước tồn tại tất yếu phải có thuế. Thuế là cơ sở vật chất đảm bảo cho sự tồn tại, hoạt động và phát triển của Nhà nước. Thông qua thuế, Nhà nước thực hiện việc quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế-xã hội, nhằm thúc đẩy nền kinh tế-xã hội phát triển theo định hướng nhất định.
Theo quy định của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam thì chỉ có Quốc Hội mới có quyền ban hành, sữa đổi, bổ sung hay bãi bỏ một sắc thuế nào đấy.
Mục tiêu chủ yếu và quan trọng nhất của việc định ra một sắc thuế là tạo ra một nguồn tài chính ổn định và thường xuyên nhằm phục vụ cho nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Với tính chất này thuế bao gồm những đặc điểm sau đây:
- Thuế là khoản đóng góp bắt buộc mang tính cưỡng chế và pháp lý cao theo những quy định chặt chẽ mà pháp luật đã đề ra.
- Thuế là khoản đóng góp không mang tính hoàn trả trực tiếp. Các tổ chức, cá nhân sau khi thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, khoản tiền nộp này sẽ được tập trung vào Ngân sách Nhà nước, tạo ra một quỹ tài chính nằm trong tay Nhà nước. Nhà nước sẽ sử dụng quỹ để đảm bảo cho sự hoạt động của Bộ máy Nhà nước ngày một hoàn thiện. Một phần để thực hiện các công việc như: Trợ cấp xã hội, phúc lợi công cộng...
- Thuế là hình thức phân phối lại một phần của cải xã hội. Không phải mọi hành vi phân phối của cải xã hội đều là thuế. Bởi trong thực tế các khoản thu của Nhà nước không chỉ có thuế mà ngoài nguồn thu chủ yếu và quan trọng là thuế, Nhà nước còn có nhiều nguồn thu khác như: phí, lệ phí, sổ xố, công trái, cho thuê bất động sản, thu từ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước...
- Thuế chiếm một tỷ trọng tối đa trong Ngân sách Nhà nước(Thuế chiếm khoảng trên 90% tổng thu Ngân sách Nhà nước).
- Thuế mang tính ổn định và thường xuyên. Với mỗi một sắc thuế được ban hành thì việc thực hiện là ổn định và thường xuyên.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 505
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 380
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 177
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 400
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 444
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 449
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 394
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 395
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 495
⬇ Lượt tải: 19