Mã tài liệu: 247274
Số trang: 70
Định dạng: doc
Dung lượng file: 693 Kb
Chuyên mục: Thuế
LỜI MỞ ĐẦU
Nâng cao hiệu quả quản lý tài chính nói chung và tài chính ngắn hạn nói riêng là mục tiêu phấn đấu lâu dài của mỗi doanh nghiệp. Hiệu quả quản lý tài chính nói chung và hiệu quả quản lý tài chính ngắn hạn nói riêng gắn liền với hiệu quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiêp. Để đưa ra những giải pháp hữu hiệu, nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý tài chính ngắn hạn, bản thân doanh nghiệp phải biết kết hợp giữa lý luận và điều kiện thực tế của công ty mình cũng như điều kiện kinh tế xã hội và các quy định của nhà nước.
Đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước như Công ty Giống vật tư Nông lâm nghiệp Tuyên Quang, vấn đề quản lý tài chính ngắn hạn được đặc biệt quan tâm. Trong tình hình mới, cùng với việc chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế là quá trình cắt giảm nguồn vốn ngân sách cấp, mở rộng quyền tự chủ và chuyển giao vốn cho các doanh nghiệp tự quản lý và sử dụng, đã tạo một tình hình mới đầy phức tạp và biến động. Một số doanh nghiệp đã có phương thức ,biện pháp huy động và sử dụng vốn kinh doanh một cách có hiệu quả. Bên cạnh đó, đã có không ít những doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn, các doanh nghiệp này chẳng những không huy động và phát triển tăng thêm vốn mà còn trong tình trạng mất dần vốn. Do công tác quản lý và sử dụng vốn thiếu chặt chẽ, kém hiệu quả, vi phạm các quy định trong thanh toán.
Trong bối cảnh chung đó Công ty Giống vật tư Nông lâm nghiệp Tuyên Quang đã có nhiều cố gắng trong việc tìm những giải pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác quản lý tài chính, đặc biệt là tài chính ngắn hạn và đã đạt được những kết quả nhất định. Là một doanh nghiệp Nhà nước duy nhất đảm nhiệm vai trò cung ứng giống vật tư phục vụ cho sản xuất nông lâm nghiệp của tỉnh nên nguồn tài chính ngắn hạn của Công ty đòi hỏi khá lớn điều này bắt buộc Công ty phải có phương hướng, kế hoach quản lý nguồn tài chính ngắn hạn sao cho co hiệu quả nhất trong mọi hoạt động sản xuất của Công ty.
Chính từ nhận thức trên của bản thân em và từ thực tiễn hoạt động của Công ty Giống vật tư Nông lâm nghiệp Tuyên Quang em đã chọn đề tài “ Giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính ngắn hạn tại Công ty Giống vật tư Nông lâm nghiệp Tuyên Quang”. Với hy vọng sử dụng những kiến thức đã học kết hợp với tình hình thực tế tại công ty để đóng góp một số ý kiến, giải pháp cho hoạt động thanh toán và quản lý tài sản lưu động của Công ty trong thời gian tới.
Kết cấu luận văn của em gồm 3 chương:
Chương I: Những vấn đề cơ bản về quản lý tài chính ngắn hạn
Chương II: Thực trạng tình hình quản lý tài chính ngắn hạn tại Công ty Giống vật tư NLN Tuyên Quang
Chương III: Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình quản lý và nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính tại công ty Giống vật tư NLN Tuyên Quang
Để có thể hoàn thành Báo cáo chuyên đề thực tập tốt nghiệp này em rất cám ơn Thầy giáo Th.S Đặng Anh Tuấn đã tận tình chỉ bảo cho em, đồng thời em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các cô các chú, các anh chị tại phòng Kinh tế kế hoạch -Tài chính và toàn bộ cán bộ công nhân viên trong Công ty đã giúp đỡ em rất nhiều để hoàn thành báo cáo này.
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH NGẮN HẠN
I. CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ TÀI SẢN LƯU ĐỘNG
1.KHÁI NIỆM TÀI SẢN LƯU ĐỘNG
Như ta đã biết, tư liệu lao động và đối tượng lao động là hai mặt của phạm trù tư liệu sản xuất. Nếu như phần lớn tư liệu lao động là tài sản cố định thì tài sản lưu động chính là đối tượng lao động và phần còn lại của tư liệu lao động.
Khác với tư liệu lao động, đối tượng lao động thường chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất và trong chu kỳ ấy chúng chuyển hoá toàn bộ giá trị của mình vào sản phẩm.
Do đó đến chu kỳ sản xuất sau lại phải sử dụng các đối tượng lao động khác. Phần lớn các đối tượng lao động thông qua quá trình chế biến để hợp thành thực thể của sản phẩm như bông thành sợi, cát thành thuỷ tinh một số khác bị mất đi như các loại nhiên liệu. Bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng cần có các đối tượng lao động, lượng tiền ứng ra để thoả mãn nhu cầu về đối tượng lao động gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp chính vì thế ta có thể nói vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động. Tài sản lưu động là những tài sản ngắn hạn (thời hạn sử dụng dưới một năm) và luân chuyển thường xuyên trong quá trình sản xuất.
Như ta đã nói ở trên đối tượng lao động có những đặc điểm khác hẳn với tư liệu lao động nên kéo theo đó mà tài sản lưu động mang những đặc tính hoàn toàn khác với tài sản cố định là hầu như chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất và luân chuyển duy nhất một lần. Trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp thì tài sản lưu động chủ yếu được thể hiện ở các khoản mục như tiền mặt,các chứng khoán thanh khoản cao, phải thu và dự trữ tồn kho. Giá trị các loại tài sản lưu động của doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất thường chiếm từ 25% đến 50% tổng giá trị tài sản của chúng. Quản lý và sử dụng hợp lý các loại tài sản lưu động có ảnh hưởng rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chung của doanh nghiệp. Quản lý tài sản lưu động có ảnh hưởng trực tiếp tới hai mục tiêu vô cùng quan trọng của doanh nghiệp là lợi nhuận và khả năng thanh toán cần thấy rằng sự bất lực của một số công ty trong việc hoạch đinh và kiểm soát một cách chặt chẽ các loại tài sản lưu động và các khoản nợ ngắn hạn là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến mất khả năng thanh toán dẫn đến phá sản doanh nghiệp. Song do các đặc tính của tài sản lưu động củng như do sự đa dạng của nó mà việc quản lý tài sản lưu động trở nên rất phức tạp đòi hỏi rất nhiều cố gắng của doanh nghiệp.
2. VAI TRÒ CỦA TÀI SẢN LƯU ĐỘNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP.
Như ta đã biết trong bất cứ doanh nghiệp nào tài sản lưu động cũng là một phần không thể thiếu trong cơ cấu tài sản của mình. Để tiến hành sản xuất kinh doanh ngoài tài sản cố định như: máy móc, thiết bị, nhà xưởng doanh nghiệp còn phải bỏ ra một lượng tiền nhất định để mua sắm hàng hoá nguyên nhiên vật liệu . phục vụ cho quá trình sản xuất. Như vậy, tài sản lưu động là điều kiện đầu tiên để doanh nghiệp đi vào hoạt động hay nói cách khác tài sản lưu động là điều kiện tiên quyết cho quá trình sản xuất kinh doanh của bất cứ doanh nghiệp nào.
Ngoài ra, tài sản lưu động còn đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp được tiến hành thường xuyên liên tục. Do đặc điểm của đối tượng lao động là giá trị của nó được chuyển dịch toàn bộ một lần vào sản phẩm nên trong chu kỳ sản xuất sau lại phải thường xuyên mua sắm dự trữ vật tư hàng hoá để đảm bảo cho quá trình tái sản xuất. Lượng tài sản lưu động có hợp lý đồng bộ thì mới không làm gián đoạn quá trình sản xuất kinh doanh. Như vậy tài sản lưu động còn là điều kiện vật chất không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Tài sản lưu động còn là công cụ phản ánh và đánh giá quá trình vận động của vật tư cũng tức là phản ánh và kiểm tra quá trình mua sắm, dự trữ sản xuất tiêu thụ của doanh nghiệp. Nhu cầu lượng vật tư dự trữ ở các khâu nhiều hay ít phản ánh nhu cầu vốn lưu động nhiều hay ít. Tài sản lưu động luân chuyển nhanh hay chậm phản ánh số vật tư tiết kiệm hay lãng phí, thời gian nằm ở các khâu có hợp lý hay không hợp lý và mức độ luân chuyển vốn lưu động đã đạt yêu cầu hay chưa. Bởi vậy thông qua sự vận động của tài sản lưu động có thể đánh giá được tình hình dự trữ tiêu thụ sản phẩm, tình hình sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 550
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 449
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 433
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 415
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 392
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 620
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 396
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 459
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 501
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 425
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 361
⬇ Lượt tải: 16