Mã tài liệu: 209127
Số trang: 55
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 699 Kb
Chuyên mục: Thuế
ĐẶT VẤN ĐỀ
Để đáp ứng với tình hình mới hiện nay, việc đào tạo cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ về đảm nhận các chức danh chuyên môn theo NĐ09/CP chính phủ là một đòi hỏi mang tính tất yếu khách quan.
Đồng thời được sự quan tâm của nhà trường là nâng cao kiến thức thực tiễn cho học sinh đặc biệt là có sự giúp đỡ giảng dạy nhiệt tình của các thầy, cô giáo trong tổ bộ môn. Do đó mà nhà trường đã quyết định cho học sinh đi thực tập mà bản thân là một học viên của trường, học trong lớp ngân sách 41 qua thời gian gần 2 năm được tham gia học tập và rèn luyện tại lớp. Qua đó việc thực tập lần này là một điều quan trọng để bản thân là một học viên được thực tập tại xã Minh Tân ở Ban tài chính xã từ ngày 10/7/2001 đến ngày 6/9/2003.
Với phương châm học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tế cho nên đối với các học viên tại trường sau thời gian học tập tiếp thu kiến thức tại giảng đường được nhà trường tổ chức cho đi thực tập tại các đơn vị cơ sở. Bản thân đã nhận thức được rằng thời gian thực tập tại cơ sở là điều kiện để vận dụng các kiến thức đã học tại trường để đối chiếu áp dụng trong thực tế thực tập. Trên cơ sở đó rút ra được những kinh nghiệm nâng cao nghiệp vụ cho chính bản thân, đồng thời thực tập tại cơ sở để hoàn thiện và khép kín chương trình đào tạo giúp cho học viên củng cố và nắm chắc một số biện pháp quản lưý tài chính với các hoạt động thu chi ở đơn vị cơ sở trước tiên ta cần phải hiểu biết thế nào là ngân sách Nhà nước?
Ngân sách Nhà nước là các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong 1 năm, để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
Nhà nước muốn thực hiện được chức năng, nhiệm vụ lịch sử của mình tất yếu phải có nguồn tài chính. Nguồn tài chính mà Nhà nước có được đại bộ phận là do áp dụng hệ thống thu ngân sách mang lại. Tất cả các nhu cầu chi tiêu tài chính của Nhà nước đều được thoả mãn bằng các nguồn thu ngân sách mang lại, cho nên thu ngân sách có thể coi là khâu rất quan trọng. Nếu không có nguồn thu thì không có nhiều kinh phí để chi cho bộ máy hoạt động của chính quyền các cấp. Mà nếu không có nguồn để chi thì mọi hoạt động kinh tế xã hội đều bị trì trệ và ngừng hoạt động.
Như vậy: thu, chi ngân sách Nhà nước được coi như xương sống mà cơ thể sống là bộ máy hoạt động của chính quyền các cấp. Nguồn thu càng nhiều càng có điều kiện nuôi dưỡng, đầu tư, khai thác nguồn thu, càng tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho bộ máy Nhà nước hoạt động khoa học hơn, hiệu quả hơn, tinh nhuệ hơn Ngược lại thu ngân sách ít, chứng tỏ trình độ năng lực của bộ máy chính quyền các cấp chưa đủ mạnh và càng không có điều kiện đầu tư tăng thu ngân sách mọi hoạt động của bộ máy chính quyền các cấp đều không có nguồn vật chất để đảm bảo chắc chắn từ đó có thể bị suy kiệt.
Luật ngân sách Nhà nước ra đời và có hiệu quả thi hành từ năm 1997. Đó là nền tảng cho việc quản lý ngân sách Nhà nước đi vào nề nếp. Luật đã quy định rõ nguồn thu, nhiệm vụ chi cho từng cấp ngân sách. Đó là bước tiến quan trọng trong quản lý ngân sách Nhà nước.
Xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã) là một cấp chính quyền cơ sở trong hệ thống Nhà nước pháp quyền của nước ta hoạt động tài chính của xã là hoạt động tài chính cấp cơ sở trong hệ thống tài chính quốc gia, ngân sách xã là một cấp ngân sách trong hệ thống ngân sách Nhà nước. Trong những năm qua ngân sách cấp xã đã được Đảng và Nhà nước quan tâm xây dựng và đổi mới cơ chế quản lý, để không ngừng hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cấp cơ sở. Trong công cuộc đổi mới của đất nước nói chung và đổi mới tài chính ngân sách Nhà nước, thì ngân sách xã không chỉ đơn thuần thực hiện nhiệm vụ của 1 cấp ngân sách mà còn có nhiệm vụ khai thác các nguồn thu tại xã theo nguyên tắc có lợi. Hoạt động tài chính ngân sách xã ngày càng trở nên phong phú và đa dạng. Các khoản thu không chỉ là thu ngân sách Nhà nước, nội dung các khoản chi cũng ngày càng đa dạng và phức tạp hơn.
Xuất phát từ yêu cầu đổi mới của cơ chế quản lý kinh tế, tài chính, đòi hỏi ngân sách cấp xã cần phải có những bước chuyển biến theo để đáp ứng cho việc quản lý và điều chỉnh các quan hệ kinh tế bằng pháp luật.
Xã Minh Tân là một xã của huyện Phú Xuyên tỉnh Hà Tây thực hiện được công tác quản lý ngân xã vào loại khá của huyện.
Trong sự nghiệp đổi mới của nền kinh tế, đổi mới cơ chế quản lý ngân sách Xã đã không ngừng cũng cố và hoàn thiện hệ thống quản lý ngân sách. Xây dựng được hệ thống quản lý ngân sách tượng đối hoàn chỉnh có hiệu quả. Nhằm khai thác triệt để mọi khả năng tiềm tàng huy động được mọi khoản ở các lĩnh vực ngân sách Nhà nước.
Nhận thức được tầm quan trọng trong công tác quản lý tài chính ngân sách và thực tế nghiên cứu ở ban tài chính Xã Minh Tân huyện PX tỉnh Hà Tây được sự hướng dẫn của thầy cô và sự giúp đỡ của các cán bộ trong ban tài chính xã Minh Tân, tôi đã chọn chuyên đề “Công tác tổ chức quản lý ngân sách cấp xã của xã Minh Tân huyện Phú Xuyên tỉnh Hà Tây” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp cho mình.
* Nội dung chuyền đề gồm 3 phần:
Phần thứ nhất: Đặt vấn đề
Phần thứ hai: Nội dung nghiên cứu
Phần thứ ba: Kết luận và đề ngh
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 414
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 484
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 479
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 456
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 382
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 415
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 413
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 494
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 460
⬇ Lượt tải: 18