Mã tài liệu: 300546
Số trang: 9
Định dạng: doc
Dung lượng file: 100 Kb
Chuyên mục: Thuế
[FONT=Times New Roman]I. Mở đầu
1.1 Tính cấp thiết
Việt Nam là một nước nông nghiệp, Nông nghiệp chiếm một phần lớn trong cơ cấu kinh tế.
Trong những năm vừa qua, nhờ những chính sách phát triển Nông nghiệp phù hợp với điều kiện trong nước, với xu thế thời đại, với chiều hướng phát triển của nền kinh tế thế giới mà Nông nghiệp Việt Nam đã có những bước dài, là nước xuất khẩu gạo thứ hai thế giới, một số mặt hàng nông sản khác cũng đứng trong top những nước xuất khẩu lớn nhất.
Những năm gần đây, một số mặt hàng cũng đang dần khẳng định được vị trí của mình trên thị trường quốc tế, ví dụ ở đây là xuất khẩu mủ cao su và đậu tương.
Cao su là cây trồng được đưa vào trồng ở nước ta từ khá lâu, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu ở một số vùng như Tây Nguyên và Tây Nam Bộ, hiện nay trở thành một trong những mặt hàng nông sản được xuất khẩu và thu về nguồn ngoại tệ cho ngân sách nhà nước, góp phần nâmg cao vị thế hàng nông sản Việt Nam trê thế giới. Trong những năm qua năng suất khai thác cao su ngày càng tăng, cùng với đó là tăng lượng mủ cao su xuất khẩu, đặc biệt là sang thị trường Trung Quốc, thị trường nhập mủ cao su lớn nhất của nước ta tính đến thời điểm hiện nay.
Đậu tương cũng là cây trồng được khá nhiều hộ nông dân chọn canh tác vì mang lại hiệu quả kinh tế khá, là cây trồng chịu được hạn, chăm sóc dễ dàng và đơn giản hơn so với một số cây trồng khác. Hơn nữa đậu tương thích hợp với nhiều loại đát, không kén đất, có thể trồng 3 – 4 vụ một năm. Là loại cây trồng cải tạo đất tốt vì co khả năng tổng hợp đạm tự nhiên cho đất.
Hiện nay nước ta đã gia nhập WTO, cơ hội đến nhiều nhưng thách thức cũng không ít, đó là các mặt hàng trong nước nông sản chịu sự cạnh tranh rất lớn của các mặt hàng nông sản nước ngoài, chính sách bảo hộ của nhà nước không còn như khi chưa gia nhập WTO, trong đó mủ cao su và đậu tương cũng không phải là một ngoại lệ.
Do vậy việc có các chính sách phù hợp cho việc phát triển và bảo vệ sản xuất trong nước của chính phủ là rất quan trọng.
1.2 Mục tiêu
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích tình hình sản xuất trong nước và xuất khẩu mặt hàng cao su, đậu tương thông qua một số chỉ tiêu trong công cụ phân tích chính sách.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa các chỉ tiêu phản ánh tình hình sản xuất trong nước và xuất khẩu của mặt hàng cao su và đậu tương.
+ Giá quốc tế: phản ánh lợi ích mà Xã hội thu được, còn được gọi là giá Xã hội hay giá kinh tế.
+ Giá trong nước: phản ánh lợi ích cá nhân thu được hay còn gọi là giá tài chính.
+ Tỷ lệ chi phí cá thể (PRC) dùng để xem xét tình hình người sản xuất trong nền kinh tế đóng, là tỷ lệ chi phí tài nguyên trong nước với giá trị tăng thêm tính bằng giá cá thể.
+ Tỷ lệ chi phí tài nguyên trong nước (DRC) dùng để xem xét mặt hàng có lợi thế cạnh tranh hay không, là tỷ lệ chi phí tài nguyên trong nước so với giá trị tăng thêm tính bằng giá xã hội.
+ Hệ số bảo hộ danh nghĩa (NPR) phản ánh mức độ bảo hộ của chính phủ, là tỷ giá giữa giá trong nước với giá quốc tế của sản phẩm đầu ra hay đầu vào.
+ Hệ số bảo hộ hữu hiệu (ERP) phản ánh độ bảo hộ thực sự của chính phủ, là tỷ giá giữa thặng dư tính bằng giá cá thể với giá trị tăng thêm tính bằng giá quốc tế.
- Thực trạng xuất khẩu cao su và đậu tương
- Dự kiến một số giải pháp nhằm tăng sức cạnh tranh, nâng cao hiệu quả trong sản xuất cũng như trong xuất khẩu mủ cao su và đậu tương.
II. Phương pháp nghiên cứu
2.1 Khung phân tích
Sử dụng các chỉ số phân tích mức độ ảnh hưởng đó là giá thế giới và chi phí cơ hội, tỷ lệ chi phí cá thể PRC, tỷ lệ chi phí tài nguyên trong nước DRC, hệ số bảo hộ danh nghĩa NPR, hệ số bảo hộ hữu hiệu ERP.
2.2 Nguồn số liệu
Thông tin trình bày trong bài được thu thập tổng hợp từ các bài viết đã công bố, các trang web của các tổ chức liên quan.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 552
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 521
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 350
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 534
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 462
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 437
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 350
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 396
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 444
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem