Mã tài liệu: 85500
Số trang: 87
Định dạng: docx
Dung lượng file: 550 Kb
Chuyên mục: Kinh tế
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hoạt động tín dụng ngân hàng đã và đang đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của hệ thống ngân hàng. Hệ thống các ngân hàng trong những năm vừa qua đã có sự chuyển biến đáng kể cả về số lượng và chất lượng, từng bước đáp ứng yêu cầu về vốn cho nền kinh tế nước nhà. Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ như ngày nay, khi mà Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới thì hệ thống các ngân hàng Việt Nam cần phải cố gắng hơn nữa mới có thể đáp ứng được yêu cầu của sự đổi mới này.
Từ lâu, hoạt động cho vay đã được xem là nghiệp vụ chủ yếu nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất trong các hoạt động kinh doanh của một ngân hàng. Trong nhiều năm qua, những rủi ro và tổn thất của các ngân hàng Việt Nam có nguồn gốc sâu xa là từ nguyên nhân thiếu sự minh bạch trong hệ thống pháp lý, tính không hoàn thiện của các thể chế kinh tế thị trường, sự yếu kém trong việc đánh giá thu nhập, kiểm soát rủi ro, chứng minh quyền sở hữu tài sản… Điều này dẫn tới hệ quả là khi cho vay, các ngân hàng không có niềm tin vững chắc vào các báo cáo tài chính, phương án kinh doanh - trả nợ hay các nguồn tài chính trả nợ của khách hàng để đưa ra một quyết định cho vay an toàn và hiệu quả. Trong môi trường kinh doanh khốc liệt của cơ chế thị trường, mọi rủi ro tổn thất đều có thể xảy ra bất chấp những cố gắng và nỗ lực trong quản trị rủi ro của các ngân hàng. Vẫn biết rằng việc loại trừ tuyệt đối các rủi ro trong cho vay là điều không thể, song các ngân hàng luôn hướng tới mục tiêu hạn chế tới mức thấp nhất các rủi ro này thông qua việc áp dụng các biện pháp nghiệp vụ và kỹ thuật phòng chống rủi ro tín dụng. Một trong những kỹ thuật phòng chống rủi ro khá hiệu quả cho các ngân hàng chính là áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản.
Cho đến thời điểm hiện nay, pháp luật về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần song vẫn còn thể hiện sự bất cập so với thực tiễn. Sự thiếu rõ ràng, minh bạch trong quá trình giải thích và áp dụng pháp luật khiến cho các quy định này trở nên kém hiệu lực trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch, đặc biệt là việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của chủ nợ trong quan hệ cho vay. Chính những bất cập yếu kém này trong cơ chế điều chỉnh của pháp luật hiện nay đối với quan hệ cho vay có đảm bảo bằng tài sản là lý do giải thích sự cần thiết phải nghiên cứu lĩnh vực pháp luật này trong bối cảnh Việt Nam đang từng bước hội nhập với nền kinh tế toàn cầu.
Kết cấu đề tài:
CHƯƠNG I: hành lang pháp lý về bảo đảm tiền vay bằng tài sản và xử lý tài sản bảo đảm tiền vay
CHƯƠNG II: Thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng tài sản và xử lý tài sản bảo đảm tiền vay tại ngân hàng công thương việt nam
CHƯƠNG III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện việc áp dụng pháp luật về bảo đảm tiền vay bằng tài sản và xử lý tài sản bảo đảm tiền vay tại ngân hàng công thương việt nam
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 107
👁 Lượt xem: 525
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 157
⬇ Lượt tải: 11
📎 Số trang: 112
👁 Lượt xem: 264
⬇ Lượt tải: 12
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 713
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 200
⬇ Lượt tải: 9
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 440
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 188
⬇ Lượt tải: 11
📎 Số trang: 109
👁 Lượt xem: 479
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 135
⬇ Lượt tải: 14
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 5065
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 2970
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 667
⬇ Lượt tải: 9
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 620
⬇ Lượt tải: 17