Mã tài liệu: 86041
Số trang: 36
Định dạng: docx
Dung lượng file: 211 Kb
Chuyên mục: Kinh tế
Thế kỷ 20 khép lại, mở ra thế kỷ 21 với cuộc cách mạng công nghệ thông tin mà đặc biệt là công nghệ phần mềm diễn ra như vũ bão, cùng với xu thế “Toàn cầu hoá” đang tác động sâu sắc và mạnh mẽ đến mọi mặt hoạt động kinh tế xã hội của hầu khắp các quốc gia trên thế giới. Nó thổi vào nền kinh tế thế giới một luồng sinh khí mới. Nhanh chóng lan toả, mang đến những cơ hội đồng thời cũng là những thử thách to lớn không chỉ đối với những nước có nền kinh tế công nghiệp phát triển mà còn đối với những nước đang phát triển đang trên con đường CNH, HĐH như Việt Nam.
Bước sang thế kỷ 21, người ta cũng nói nhiều đến “kinh tế tri thức” hay “kinh tế thông tin”. Thực chất đó là nền văn minh thông tin và trí tuệ, mà cơ sở của nó là sự phát triển từ nền kinh tế công nghiệp truyền thống sang nền kinh tế thông tin. Trong bước chuyển biến vĩ đại này, vai trò của công nghiệp thông tin đặc biệt là công nghiệp phần mềm trở nên rõ rệt hơn bao giờ hết. Nó được nhắc đến như là một công cụ hữu dụng nhất, là một trong những cách đi tắt đón đầu, rút ngắn khoảng cách vốn xưa nay được coi là quá xa giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển.
Nhận thức được vận hội mới này và ý thức một cách sâu sắc về tầm quan trọng của công nghiệp phần mềm, Đảng và nhà nước Việt Nam đã sớm có sự quan tâm đúng mực đối với lĩnh vực còn non trẻ này. Bằng việc ban hành hàng loạt các Nghị quyết, Quyết định bao gồm cả bổ sung và sửa đổi như Nghị quyết số 49/CP ngày 4/8/1993; Nghị quyết số 07/2000/NQ-CP; Quyết định 128/2000/NQ- CP của Thủ tướng chính phủ và gần đây nhất là bản dự thảo trình đại hội Đảng lần thứ IX, vấn đề xây dựng và phát triển công nghiệp phần mềm đã dần được xác định hình thành một cách rõ nét và bước đầu đã đạt được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện tại nền công nghiệp phần mềm non trẻ của chúng ta còn quá nhiều điều bất cập, nhiều khó khăn và thách thức còn đang ở phía trước. Vì vậy, việc đánh giá đúng “thực trạng” và từ đó "định hướng xây dựng và phát triển Công nghiệp phần mềm Việt Nam" trở nên bức xúc hơn bao giờ hết. Nó nghiễm nhiên trở thành vấn đề có tính chất thời đại. Những câu hỏi như “công nghiệp phần mềm ở Việt nam đã phát triển đến đâu? Xây dựng và phát triển Công nghiệp phần mềm ở Việt nam như thế nào ? ” đang là những câu hỏi làm đau đầu những nhà nghiên cứu, những nhà lãnh đạo hoạch định đường lối. Trả lời được những câu hỏi này coi như chúng ta đã nắm trong tay nền công nghiệp phần mềm- chiếc chìa khoá vàng để có thể mở tung cánh của hội nhập và phát triển, đưa đất nước ta tiến nhanh đến "nền kinh tế tri thức”.
Kết cấu đề tài:
I. Công nghiệp phần mềm và điều kiện phát triển công nghiệp phần mềm
II. Kinh nghiệm phát triển CNPM ở một số nước phát triển.
III. Thực trạng Phát triển CNPM ở nước ta hiện nay.
IV. Phương hướng và giải pháp về xây dựng và phát triển CNPM ở Việt Nam
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 526
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 284
⬇ Lượt tải: 4
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 288
⬇ Lượt tải: 4
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 249
⬇ Lượt tải: 9
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 228
⬇ Lượt tải: 2
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 277
⬇ Lượt tải: 14
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 546
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 662
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 296
⬇ Lượt tải: 7
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 861
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 259
⬇ Lượt tải: 6
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 225
⬇ Lượt tải: 12
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 554
⬇ Lượt tải: 16