Mã tài liệu: 50400
Số trang: 57
Định dạng: docx
Dung lượng file: 593 Kb
Chuyên mục: Kinh tế
Đất nước ta hơn 30 năm về trước, vào những năm đầu thập kỉ 80 khi nền kinh tế còn đang trong thời kì bao cấp thì khái niệm “tín dụng tiêu dùng” là một phạm trù hoàn toàn xa lạ đối với hoạt động của các Tổ chức tín dụng Việt Nam lúc bấy giờ. Khi nền kinh tế hòa cùng sự đổi mới trong chủ trương chính sách của Đảng vào năm 1986 đã mang lại diện mạo mới với sự phát triển từng ngày cho nền kinh tế nói chung cũng như cuộc sống của nhân dân nói riêng. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, đời sống của các tầng lớp dân cư ngày càng được nâng cao, nhu cầu chi tiêu phục vụ đời sống cũng ngày một tăng lên. Thế nhưng, với mức thu nhập vẫn còn hạn chế, đa phần người dân không thể chi trả cho tất cả nhu cầu mua sắm của mình vào cùng một thời điểm, đặc biệt là đối với những khoản chi tiêu cho những vật dụng có giá trị lớn.
Thực tế này phát sinh một nhu cầu vay vốn mới trong tầng lớp dân cư đối với các tổ chức tín dụng. Nắm bắt được nhu cầu ấy từ người dân, các Ngân hàng đã cho ra đời sản phẩm tín dụng mới, đó là cho vay tiêu dùng. Từ đó, đặt nền móng cho sự hình thành của một thị trường tín dụng mới Thị trường tín dụng cho vay tiêu dùng , thị trường này tuy còn non trẻ nhưng cũng không kém phần sôi động.
Cho vay tiêu dùng ra đời không chỉ tạo ra điều kiện cho người dân có thể nâng cao chất lượng cuộc sống khi chưa đủ khả năng thanh toán tức thời mà còn góp phần tích cực vào việc kích cầu tiêu dùng trong xã hội và quan trọng hơn hết là tạo nên nguồn thu nhập ổn định và đáng kể cho các Ngân hàng Thương Mại. Theo một số nghiên cứu gần đây nhất thì tín dụng tiêu dùng thường là một trong những khoản mục tài sản mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho các Ngân hàng. Khái niệm “Cho vay tiêu dùng” theo đó mà trở nên phổ biến hơn đối với hoạt động của các Tổ chức tín dụng Việt Nam. Nếu như ở các nước phát triển, tỷ trọng cho vay tiêu dùng thường chiếm khoảng từ 40 – 50% trên tổng dư nợ tín dụng thì ở Việt Nam, tỷ lệ này hiện chỉ chiếm trên dưới 5% trên tổng dư nợ tín dụng.
Với dân số trên 84 triệu người và một nền kinh tế phát triển với tốc độ cao, việc đẩy mạnh tín dụng tiêu dùng không chỉ là xu hướng tất yếu mà còn là chiến lược và mục tiêu mà các Ngân hàng Thương Mại cần phải hướng đến. Chính vì thế, hoạt động cho vay tiêu dùng cần được các Ngân hàng Thương Mại đẩy mạnh hơn nữa trong thời gian sắp tới để Ngân hàng làm tốt vai trò kết nối giữa nơi thiếu vốn và nơi có vốn nhàn rỗi tạm thời, từ đó tạo ra lợi nhuận cho chính Ngân hàng và góp một phần tích cực cho sự phát triển chung của toàn xã hội, từng bước cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
bài làm bao gồm:
Chương 1 : Tổng quan về Sở giao dịch Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam
Chương 2 : Phân tích thực trạng cho vay tiêu dùng tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam.
Chương 3 : Những giải pháp và kiến nghị để mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động hoạt động cho vay tiêu dùng tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt nam
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 399
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 22
⬇ Lượt tải: 7
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 185
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 245
⬇ Lượt tải: 9
📎 Số trang: 107
👁 Lượt xem: 510
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 1537
⬇ Lượt tải: 26
📎 Số trang: 116
👁 Lượt xem: 404
⬇ Lượt tải: 13
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 274
⬇ Lượt tải: 11
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 352
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 216
⬇ Lượt tải: 3
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 254
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 398
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 837
⬇ Lượt tải: 21