Mã tài liệu: 118859
Số trang: 107
Định dạng: docx
Dung lượng file: 666 Kb
Chuyên mục: Kinh tế
Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment: FDI) là vấn đề mang tính chất toàn cầu và là xu thế chung của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Thực hiện FDI là nhằm mở rộng thị trường, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tận dụng nguồn tài nguyên, nguyên liệu tại chỗ, tiết kiệm chi phí vận chuyển hàng hoá, tránh được chế độ giấy phép xuất khẩu trong nước và tận dụng quota xuất khẩu của nước nhận đầu tư để mở rộng thị trường, tiếp cận người tiêu dùng, nâng cao trình độ khoa học công nghệ, năng lực quản lý và trình độ tiếp thị giữa các quốc gia. Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) bao gồm 2 dòng: (1) Thu hút FDI từ nước ngoài vào trong nước; (2) Tiến hành đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Ngày nay, tùy thuộc vào nhu cầu, khả năng và điều kiện của mỗi nước mà hoạt động FDI cân bằng và song hành với việc thu hút FDI.
Việt Nam đến nay trải qua 25 năm đổi mới, đã và đang thành công trong việc thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI. Cùng với tiếp nhận dòng vốn đầu tư nước ngoài, đầu tư ra nước ngoài là hướng đi tất yếu và phù hợp với điều kiện kinh tế nước ta hiện nay, nhất là khi Việt Nam chính thức là thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Do đó các doanh nghiệp Việt Nam (DNVN) cần phải chủ động, tranh thủ thời cơ để thâm nhập vào thị trường thế giới. Dưới tác động của nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng, đã có thêm nhiều DNVN có khả năng tài chính cũng như kinh nghiệm để đầu tư ra nước ngoài. Dự án đầu tiên của các DNVN đầu tư ra nước ngoài vào năm 1989 và đến nay, DNVN đã có mặt tại nhiều nước và vùng lãnh thổ thuộc năm châu lục.
Đứng trước xu thế mở cửa, hội nhập trên thế giới và tình hình thực tiễn ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật hướng dẫn và quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài nói chung, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài nói riêng qua các kỳ Đại hội của Đảng. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X tiếp tục khẳng định và chỉ rõ: “Khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam hợp tác liên doanh với doanh nghiệp nước ngoài và mạnh dạn đầu tư ra nước ngoài” [13, Tr 115].
Kết cấu đề tài:
Chương 1: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam
Chương 2: Thực trạng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam
Chương 3: Phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nhiệp Việt Nam
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 325
⬇ Lượt tải: 8
📎 Số trang: 131
👁 Lượt xem: 301
⬇ Lượt tải: 2
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 241
⬇ Lượt tải: 12
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 263
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 225
⬇ Lượt tải: 6
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 23
⬇ Lượt tải: 6
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 514
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 743
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 395
⬇ Lượt tải: 13
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 331
⬇ Lượt tải: 4
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 389
⬇ Lượt tải: 4
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 539
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 107
👁 Lượt xem: 479
⬇ Lượt tải: 17