Mã tài liệu: 114731
Số trang: 35
Định dạng: docx
Dung lượng file: 277 Kb
Chuyên mục: Tài chính quốc tế
Tình trạng cán cân vãng lai luôn là một bộ phận không thể thiếu được trong phân tích kinh tế vĩ mô đối với các nền kinh tế mở. Nó phản ánh đúng năng lực sản xuất hay khả năng cạnh tranh của một nền kinh tế. Đặc biệt, nó có khả năng ảnh hưởng trực tiếp và nhanh chóng đến các chỉ tiêu quan trọng của nền kinh tế như tỷ giá, lạm phát, tăng trưởng kinh tế nội địa và nước ngoài. Chính vì vậy, hầu hết các quốc gia đặc biệt là các nước đang phát triển đều quan tâm đến việc phân tích cán cân vãng lai để có thể đưa ra các biện pháp điều chỉnh thích hợp.
Như chúng ta đã biết, cán cân vãng lai đo lường các giao dịch kinh tế của một nước với phần còn lại của thế giới về hàng hoá, dịch vụ, thu nhập và chuyển giao một chiều. Hay nói cách khác, nó là tổng chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ (X-M), cộng với thu nhập yếu tố ròng từ nước ngoài (NF) và chuyển khoản ròng từ nước ngoài (NTR). Như vậy, cán cân vãng lai (CA) sẽ bằng: CA = X-M + NF + NTR
+ Cán cân vãng lai thặng dư khi: X-M + NF + NTR > 0
+ Cán cân vãng lai thâm hụt khi: X-M + NF + NTR < 0
+ Cán cân vãng lai cân bằng khi: X-M + NF + NTR = 0
Nếu thặng dư, có nghĩa là thu nhập của người cư trú từ người không cư trú lớn hơn so với chi cho người không cư trú. Hay nói cách khác, quốc gia này tăng thu nhập từ nước ngoài, từ đó tăng tích luỹ tài sản quốc tế ròng.
Nếu thâm hụt, có nghĩa là thu nhập của người cư trú từ người không cư trú thấp hơn so với chi cho người không cư trú. Hay nói cách khác, quốc gia này đang giảm thu nhập từ nước ngoài tức là giảm dần ngoại tệ hoặc tích luỹ thêm nghĩa vụ nợ nước ngoài.
Tuy vậy, mặc dù cán cân vãng lai thâm hụt phản ánh tài sản nợ ròng của một quốc gia đối với phần thế giới còn lại tăng lên nhưng không phải bao giờ cũng xấu. Đôi khi thiếu hụt tài khoản vãng lai còn thể hiện sự thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào để phát triển sản xuất tăng xuất khẩu và tăng sản lượng. Không phải mọi sự thiếu hụt cán cân vãng lai đều đưa đến một cuộc khủng hoảng. Điều đó còn phụ thuộc vào khả năng chịu đựng thiếu hụt của cán cân vãng lai trong điều kiện cụ thể của nền kinh tế. Để có thể đánh giá được khả năng chịu đựng của cán cân vãng lai cuả một quốc gia thì ta phải dựa vào khả năng thanh toán của quốc gia đó.
Kết cấu đề tài:
I.Những vấn đề cơ bản về cán cân vãng lai và điều chỉnh
II.Thực trạng cán cân vãng lai của việt nam
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 933
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 516
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 9352
⬇ Lượt tải: 30
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 1002
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 494
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 539
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 3546
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 515
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 416
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 508
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 712
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 393
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 2611
⬇ Lượt tải: 21