Mã tài liệu: 39302
Số trang: 24
Định dạng: docx
Dung lượng file: 382 Kb
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng
Lạm phát là một căn bệnh cố hữu không chỉ ở Việt Nam mà của mọi nền kinh tế đang có tốc độ tăng trưởng dương. Có thể lấy dẫn chứng những thời kỳ lạm phát kinh điển tại một số quốc gia trên thế giới: siêu lạm phát ở Đức (1921-1923), lạm phát ở các nước Mỹ La tinh trong thập kỷ 1980-1990… Vậy chúng ta làm thế nào để có thể dập tắt ngọn lửa lạm phát? Milton Friedman đã đưa ra câu trả lời trong ý kiến đề xuất nổi tiếng của mình: “Lạm phát ở đâu và bao giờ cũng là một hiện tượng tiền tệ”. Điều này nghĩa là bằng cách giảm tỷ lệ tăng trưởng cung tiền tệ đến mức thấp nhất, thì có thể ngăn chặn được lạm phát. Đề xuất nổi tiếng này đã được kiểm nghiệm tính đúng đắn của nó và được các quốc gia trên thế giới áp dụng trong việc kiềm chế lạm phát.
Chính những hậu quả nghiêm trọng mà lạm phát đã gây ra trong lịch sử đòi hỏi các nhà làm chính sách phải luôn nghiên cứu vấn đề lạm phát để từ đó rút ra những bài học từ thực tiễn. Đồng thời việc nghiên cứu lạm phát cũng là nhiệm vụ của các học giả, các nhà nghiên cứu,đặc biệt là các diễn đàn nghiên cứu khoa học của chuyên nghành Kinh tế trong các trường Đại học. Chính bởi những nguyên nhân đó em xin được chọn đề tài tiền tệ và lạm phát để nghiên cứu và làm đề tài cho đề án của mình.
Đề tài nhằm mục đích hệ thống hóa các kiến thức cơ bản về lạm phát và các phạm trù liên quan đến lạm phát, đặc biệt là lý luận về nguyên nhân sâu xa dẫn đến lạm phát – mở rộng cung tiền tệ. Đồng thời tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới các cuộc lạm phát phức tạp trong thời gian gần đây tại Việt Nam để từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm và đưa ra giải pháp cho việc kiềm chế lạm phát nhất là trong nền kinh tế đã có yếu tố hội nhập như Việt Nam.
Đề tài được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và các quan điểm về lạm phát của các nhà kinh tế hiện đại của nước ngoài và Việt Nam, đường lối chính sách của
Đảng và nhà nước và Nhà nước về kiềm chế lạm phát ở Việt Nam để phân tích, lý giải các chỉ số. Đồng thời đề tài còn sử dụng cách phân tích tổng cung và tổng cầu nhằm lý giải những nguyên nhân dẫn đến lạm phát, và nhất là được sự hướng dẫn tận tình của ts. Nguyễn Minh Huệ đã giúp đề án được hoàn thiện.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 388
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 590
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 1667
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 447
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 360
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 350
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 147
⬇ Lượt tải: 9
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 1094
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 451
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 288
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 615
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem