Mã tài liệu: 137414
Số trang: 105
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng
Ngân hàng thương mại(NHTM) là một trong những trung gian tài chính quan trọng của nền kinh tế đặc biệt là đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Thông qua hoạt động của mình, NHTM đã góp phần huy động được sức mạnh tổng hợp của nền kinh tế quốc dân, thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển, là công cụ để điều hòa vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu của nền kinh tế một cách hữu hiệu. Bên cạnh đó, hệ thống NHTM đã trở thành cầu nối trung gian của ngân hàng Trung ương trong việc thực hiện các chính sách kinh tế quốc gia để góp phần phát triển kinh tế xã hội. Với thị phần chiếm hơn 70% cả về huy động vốn và cho vay các ngân hàng thương mại đang giữ vị trí thống lĩnh trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng của nước ta.
Trong những năm qua, hệ thống NHTM đã có những bước phát triển mạnh mẽ.Với chức năng và vai trò là kênh huy động vốn và cung ứng vốn chủ yếu cho nền kinh tế, các NHTM đã không ngừng mở rộng quy mô hoạt động và đối tượng khách hàng thông qua các quan hệ tín dụng tiền tệ và phát triển các dịch vụ ngân hàng khác cụ thể như thiết lập các ngân hàng chi nhánh, đại lí từ trung ương đến địa phương … phát triển các dịch vụ như bảo lãnh, thanh toán, kinh doanh kiều hối, chứng khoán…Tuy nhiên hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động bao trùm, là dịch vụ sinh lời chủ yếu đồng thời là lĩnh vực chứa đựng nhiều rủi ro nhất.
Hoạt động kinh doanh của các ngân hàng rất nhạy cảm liên quan đến nhiều lĩnh vực kinh tế, chịu tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan như kinh tế chính trị , xã hội... đồng thời lại chịu sự cạnh tranh khốc liệt với các ngân hàng và tổ chức tín dụng khác nên chứa đựng nhiều rủi ro. Chính vì vậy môi quan tâm hàng đầu của các ngân hàng chính là chất lượng hoạt động của mình. Chất lượng hoạt động là yếu tố quyết định sự phát triển bền vững, lành mạnh của ngân hàng.
Kết cấu đề tài:
Phần I: Mở đầu
Phần II: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của đề tài
Phần III:Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu
Phần IV:Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Phần V: Kết luận và khuyến nghị
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 105
👁 Lượt xem: 290
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 380
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 371
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 213
⬇ Lượt tải: 1
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 379
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 85
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 427
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 316
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 318
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 418
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 456
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 105
👁 Lượt xem: 482
⬇ Lượt tải: 16