Mã tài liệu: 61774
Số trang: 89
Định dạng: docx
Dung lượng file: 770 Kb
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng
Trong xu thế hội nhập quốc tế, và toàn cầu hoá hiện nay các quốc gia trên toàn thế giới không thể tồn tại và phát triển nếu thiếu các hoạt động giao lưu kinh tế. Thương mại quốc tế trở thành chiếc cầu nối để các quốc gia tham gia vào hoạt động kinh tế sôi nổi của toàn cầu nhằm tìm kiếm nguồn lực, phát huy lợi thế so sánh, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, thúc đẩy sản xuất trong nước… Để nhằm mục đích cuối cùng là mang lại thu nhập ngày càng cao cho các nhà sản xuất, các doanh nghiệp xuất khẩu, góp phần tăng nhanh tốc độ phát triển, nâng cao vị thế của quốc gia trên trường quốc tế.
Ngay từ đại hội VI của đảng năm 1986, nhận thức được xu thế phát triển đó, Việt nam đã dần xoá bỏ cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hoá tập trung chuyển sang nền kinh tế thị trường đinh hướng xã hội chủ nghĩa, với chủ trương phát triển một nền kinh tế mở, đẩy nhanh quá trình hội nhập và giao lưu kinh tế với các nước trong khu vực nói riêng và trên toàn thế giới nói chung. Từ đó đến nay quan hệ thương mại hai chiều giữa Việt Nam và các nước không ngừng phát triển, kim ngạch xuất nhập khẩu liên tục gia tăng.
Với tư cách là một tổ chức tài chính chuyên nghiệp có năng lực về vốn, có kinh nghiệm cũng như kỹ thuật trong lĩnh vực thanh toán quốc tế, các ngân hàng thương mại Việt Nam rõ ràng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với công cuộc thúc đẩy sự lớn mạnh của hoạt động thương mại quốc tế mà cụ thể là trong lĩnh vực thanh toán quốc tế. Ngày nay nghiệp vụ thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại đã không ngừng được đổi mới và hoàn thiện với những phương thức an toàn và hiệu quả cho các bên tham gia, trong đó phương thức tín dụng chứng từ ngày càng thể hiện được tính ưu việt của mình và hiện đang được sử dụng rộng rãi nhất.
Từ sau khi ban hành hai pháp lệnh ngân hàng năm 1990, thì nghiệp vụ thanh toán quốc tế lúc này không còn là độc quyền của ngân hàng ngoại thương nữa mà thực sự bắt đầu đi vào cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại Việt Nam. Từ năm 1998, SGD I mới được chính thức tham gia thanh toán quốc tế trực tiếp( trước đây phải thông qua ngân hàng nhà nước hoặc ngân hàng ngoại thương Việt Nam) trong điều kiện thị phần về thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại trên địa bàn đã đi vào ổn định mà chiếm thị phần chủ yếu vẫn là ngân hàng ngoại thương (VCB), và ngân hàng xuất nhập khẩu (EXIMBANK). Điều này đặt ra không ít những khó khăn cũng như thách thức cho SGD I trong thanh toán quốc tế nói chung và thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ nói riêng.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 342
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 339
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 321
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 374
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 145
⬇ Lượt tải: 10
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 441
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 232
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 501
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 197
⬇ Lượt tải: 5
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 171
⬇ Lượt tải: 9
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 306
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 488
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 301
⬇ Lượt tải: 16