Mã tài liệu: 92753
Số trang: 55
Định dạng: docx
Dung lượng file: 309 Kb
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng
Trong bất kỳ một nền kinh tế nào, ngành Ngân hàng luôn có một vị trí quan trọng, và vai trò của nó càng vô cùng to lớn hơn trong một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa như ở nước ta hiện nay. Trong đó phải kể đến hoạt động cho vay của ngân hàng. Bởi vì nước ta phải trải qua 2 cuộc kháng chiến, sau khi giành được thắng lợi, đất nước được độc lập lúc đó ta mới có điều kiện xây dựng kinh tế. Các doanh nghiệp phần lớn đều bước vào trường với kiến thức kinh doanh ít ỏi, công nghệ nghèo nàn lạc hậu, hơn nữa đất nước ta duy trì chế độ bao cấp quá lâu càng khiến cho các doanh nghiệp hoạt động trì trệ kém hiệu quả. Điều đó đương nhiên cũng dẫn tới hiệu quả cho vay của ngân hàng là kém, gây thất thoát cho ngân sách Nhà nước. Từ năm 1986 nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải tự bươn chải làm ăn, nền kinh tế phát triển hơn lên và hoạt động cho vay của ngân hàng thực sự phát huy được hiệu quả. Hoạt động cho vay của ngân hàng góp phần phát triển kinh tế đất nước, tạo ra những động lực mới cho cải cách kinh tế, dẫn đến sự hình thành và phát triển đa dạng nhiều loại ngành nghề hình thức kinh doanh. Đặc biệt trong những năm gần đây theo chủ trương của chính phủ, ngân hàng đã mạnh dạn cho vay các thành phần kinh tế mới như Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân … tạo điều kiện cho họ phát triển, giải quyết thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Các hình thức bảo đảm tiền vay đã đa dạng hơn xưa: người vay có thể bảo đảm bằng tài sản cầm cố, thế chấp hoặc bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay, bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ 3; kể cả bảo đảm tiền vay trong trường hợp cho vay không có bảo đảm bằng tài sản. Về phía ngân hàng bao giờ vấn đề hiệu quả hoạt động bảo đảm tiền vay cũng phải được đưa lên hàng đầu. Có như thế ngân hàng mới thu hồi được vốn và có lãi, trang trải chi phí; rồi lại tiếp tục sử dụng vốn quay vòng phát huy được hiệu quả. Nhưng trong thực tế không phải lúc nào tiền vay cũng thu hồi lại được đầy đủ và có lãi, vì có rất nhiều nguyên nhân từ môi trường kinh tế, môi trường pháp lý của Nhà nước, … và một phần không nhỏ về phía cán bộ ngân hàng đã không xem xét thẩm định tốt dự án trước khi cho vay, vấn đề nắm bắt thông tin thị trường. Người đi vay nhiều khi khai báo không đúng sự thật, khai khống, làm nhiều hồ sơ giả để vay nhiều hơn, xem xét phương án kinh doanh của mình chưa kỹ càng …
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 206
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 324
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 134
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 562
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 287
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 327
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 323
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 507
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 312
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 458
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 528
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 316
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 389
⬇ Lượt tải: 16