Mã tài liệu: 303426
Số trang: 96
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 1,746 Kb
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng
LỜI MỞ ĐẦU
•
• 1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài:
• Xu hướng tự do hoá trong lĩnh vực tài chính đã tạo ra cơ hội cho các
NHTM mở rộng hoạt động về mặt địa lý, giúp cho các ngân hàng hạn chế được
những tổn thương do những thay đổi điều kiện kinh tế trong nước. Tuy nhiên,
cạnh tranh giữa các tổ chức tài chính trên phạm vi toàn cầu cũng tạo ra một thị
trường tài chính rủi ro hơn. Trong bối cảnh đó, không một ngân hàng hay tổ
chức tài chính nào có thể tồn tại lâu dài mà không có hệ thống quản trị rủi ro
hữu hiệu. Việc xây dựng một hệ thống quản trị nói chung và quản trị rủi ro tín
dụng nói riêng có vai trò sống còn đối với hoạt động ngân hàng.
• Hoạt động tín dụng hiện nay đóng vai trò quan trọng đối với các
NHTM Việt Nam, nó mang lại thu nhập chính (80% thu nhập từ hoạt động tín
dụng) cho các NHTM. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng là hoạt động chứa đựng
nhiều rủi ro nhất hiện nay. Vì vậy, hoàn thiện chính sách quản trị rủi ro tín dụng
là góp phần giảm thiểu rủi ro tín dụng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động
của các NHTM.
• Sau nhiều sự kiện đổ vỡ xảy ra cho ngành ngân hàng như Tamexco,
Epco-Minh Phụng và gần đây là hàng loạt vụ việc lừa đảo ngân hàng chiếm đoạt
hàng tỷ đồng, chứng tỏ công tác quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng chưa
được quan tâm đúng mức. Vì thế, việc chọn đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng tại
Sở Giao Dịch II-Ngân Hàng Công Thương Việt Nam” cho luận văn tốt nghiệp
là rất cần thiết, với mong muốn hoàn thiện lý luận chuyên môn của bản thân,
tiếp cận nghiên cứu thực trạng quản trị rủi ro tín dụng và bước đầu đề xuất một
số giải pháp hoàn thiện chính sách quản trị rủi ro tín dụng tại Sở Giao Dịch IINgân
Hàng Công Thương Việt Nam, góp phần đẩy mạnh sự phát triển hoạt động
tín dụng trong điều kiện hội nhập.
• 2. Đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu.
• Đối tượng nghiên cứu:
• Xuất phát từ sự cần thiết của vấn đề cần nghiên cứu, trên cơ sở yêu
cầu và với khả năng nghiên cứu, luận văn lựa chọn đối tượng nghiên cứu chính
là “Quản trị rủi ro tín dụng”.
• Đồng thời, nhằm tiến tới các kết quả nghiên cứu đạt yêu cầu, luận văn
tiến hành nghiên cứu các đối tượng bổ trợ khác như: “Rủi ro tín dụng, hậu quả,
nội dung và phương pháp quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực quốc tế và
thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại SGDII-NHCTVN trong thời kỳ hội nhập”.
• Phạm vi nghiên cứu:
• Đề tài tập trung nghiên cứu trên các mặt:
− Nội dung và phương pháp quản trị rủi ro tín dụng đối với các NHTM.
− Thực trạng trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại SGDII-NHCTVN
− Chủ yếu đề cập tới việc hoàn thiện chính sách quản trị rủi ro tín dụng của
SGDII-NHCTVN.
• Mục đích nghiên cứu:
− Hệ thống hoá lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng của
các NHTM.
− Định hình và hệ thống các dạng thức về thực trạng trong công tác quản trị rủi
ro tín dụng.
− Từ đó, đề ra các giải pháp hoàn thiện chính sách quản trị rủi ro tín dụng đối
với SGDII-NHCTVN nói riêng và đối với các NHTM nói chung.
3. Tình hình nghiên cứu đề tài:
• Ở nước ngoài, các vấn đề có liên quan đến rủi ro tín dụng và chính
sách quản trị rủi ro tín dụng đối với các ngân hàng đã được xác lập từ rất lâu và
dưới nhiều góc độ khác nhau nhưng trong điều kiện nền kinh tế luôn vận động,
việc nghiên cứu rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng vẫn rất được quan tâm
và đặt ra nhiều vấn đề cần được giải quyết.
• Ở nước ta, các đề tài nghiên cứu rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín
dụng đối với các NHTM luôn được quan tâm và hiện nay vẫn mang tính thời sự
cấp bách, cần tiếp tục hoàn thiện các luận cứ khoa học và thực tiễn.
4. Kết cấu luận văn:
• Với đối tượng, mục đích, phạm vi nghiên cứu trên, Luận văn ngoài
phần mở đầu, kết luận và các phụ lục, được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở l ý luận về quản trị rủi ro tín dụng.
Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Sở Giao Dịch II-Ngân hàng
Công Thương Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Sở Giao
Dịch II-Ngân hàng Công Thương Việt Nam
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 260
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 348
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 428
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 439
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 357
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 517
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 435
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 24
⬇ Lượt tải: 6
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 22
⬇ Lượt tải: 7
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 352
⬇ Lượt tải: 16