Mã tài liệu: 300064
Số trang: 44
Định dạng: doc
Dung lượng file: 285 Kb
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng
[FONT=Times New Roman]PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài:
Hoạt động tín dụng là nghiệp vụ chủ yếu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, mang lại 80-90% thu nhập của mỗi ngân hàng, tuy nhiên rủi ro của nó cũng không nhỏ. Rủi ro tín dụng cao quá mức sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh ngân hàng. Đứng trước những thời cơ và thách thức của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong nước với các ngân hàng thương mại nước ngoài, mà cụ thể là nâng cao chất lượng tín dụng, giảm thiểu rủi ro đã trở nên cấp thiết.
Bên cạnh đó, tình hình kinh tế thế giới đang diễn biến phức tạp và nguy cơ khủng hoảng tín dụng tăng cao. Việt Nam là một nước có nền kinh tế mở nên không tránh khỏi những ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới. Đứng trước tình hình đó, đòi hỏi các ngân hàng thương mại Việt Nam phải nâng cao công tác quản lý rủi ro tín dụng, hạn chế đến mức thấp nhất có thể những nguy cơ tiềm ẩn gây nên rủi ro.
Trước tính cấp thiết đó, đề tài “Quản lý rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam” được tiến hành nghiên cứu những nguy cơ tiềm ẩn, tình hình kinh doanh tín dụng thực tế tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam để từ đó nhận diện dấu hiệu, tìm ra nguyên nhân, đề ra giải pháp hữu ích cho việc quản lý rủi ro tín dụng trong hệ thống ngân hàng thương mại.
2.Tình hình nghiên cứu đề tài:
Từ trước đến nay đã có nhiều đề tài nghiên cứu về hiệu quả hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại nhà nước mà chưa có đề tài nào nghiên cứu riêng có về rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần. Cụ thể như:
Luận án tiến sĩ kinh tế: “Hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước ở nước ta hiện nay”, tác giả Lê Đức Thọ (2005) đã đề cập đến thực trạng hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại nhà nước và những tác động tới quá trình phát triển kinh tế xã hội Việt Nam. Tác giả đề xuất các giải pháp đổi mới hoạt động tín dụng của hệ thống các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam.
Hay các luận văn khác, nghiên cứu về hiệu quả hoạt động tín dụng tại một ngân hàng thương mại nhà nước cụ thể, hoặc của hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước mà chưa phân tích riêng lẻ về rủi ro tín dụng và giải pháp cho việc quản lý rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.
3.Mục đích nghiên cứu đề tài:
-Đề tài nghiên cứu về những vấn đề lý thuyết cơ bản của tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại.
-Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong giai đoạn 2005 đến 2007.
-Nêu ra các dấu hiệu nhận biết sớm nguy cơ tiềm ẩn, làm rõ các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.
-Đề xuất một số giải pháp quản lý rủi ro tín dụng có hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất có thể những tác hại xấu do nó gây ra, góp phần phục vụ cho các mục tiêu phát triển của ngành ngân hàng trước quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và trong khu vực.
4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
-Đối tượng nghiên cứu là hoạt động tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.
-Phạm vi nghiên cứu tập trung vào 8 ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam bao gồm Ngân hàng TMCP Á Châu, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Đông Á, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam, Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long, Ngân hàng TMCP Phương Nam và Ngân hàng TMCP An Bình, thời gian nghiên cứu từ năm 2005 đến 2007.
5.Phương pháp nghiên cứu:
Để phù hợp với nội dung, yêu cầu, mục đích của đề tài đề ra, phương pháp được thực hiện trong quá trình nghiên cứu gồm phương pháp so sánh, phân tích kết hợp với phương pháp điều tra chọn mẫu và hệ thống hoá. Bên cạnh đó, đề tài cũng vận dụng kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học liên quan để làm phong phú và sâu sắc hơn các cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài.
6.Những đóng góp mới của đề tài:
Đề tài làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về tín dụng, rủi ro tín dụng, kinh nghiệm thực tế của các nước như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản về nhận diện, nguyên nhân và quản lý rủi ro tín dụng.
Trên cơ sở phân tích tình hình hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, đề tài nêu ra những dấu hiệu nhận biết sớm các khoản nợ có vấn đề, tìm ra các nguyên nhân để từ đó kiến nghị các giải pháp có hiệu quả và khả thi.
Trong đó, điểm nổi bật nhất của đề tài là nghiên cứu chi tiết về rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, rút kinh nghiệm từ các nước trên thế giới mà các đề tài đã có trước đây chưa phân tích.
7.Bố cục của đề tài:
Đề tài gồm 73 trang, 6 biểu đồ, 9 biểu bảng, lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung đề tài được trình bày trong 3 chương:
-Chương 1: Tổng quan rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại.
-Chương 2: Tình hình thực tế về quản lý rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.
-Chương 3: Kiến nghị những giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 273
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 460
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 615
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 333
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 374
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 333
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 487
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 368
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 118
👁 Lượt xem: 436
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 758
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 578
⬇ Lượt tải: 19
Những tài liệu bạn đã xem