Mã tài liệu: 242624
Số trang: 48
Định dạng: doc
Dung lượng file: 372 Kb
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng
Chương 1:
LỜI MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Trong điều kiện hiện nay, khi hội nhập kinh tế quốc tế không còn là vấn đề mới thì bên cạnh quá trình hợp tác theo nguyên tắc cùng có lợi, giữa các quốc gia luôn kèm theo quá trình cạnh tranh khốc liệt. Ở môi trường kinh tế như vậy thì một yêu cầu khách quan, cấp bách đối với nước ta là phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình để hội nhập ngày càng sâu rộng và có hiệu quả. Một trong những biện pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh là phải lành mạnh hoá hệ thống Tài chính - Ngân hàng.
Nét nổi bật trong những năm qua là hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ về cả về quy mô và chất lượng hoạt động, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong bối cảnh thị trường tài chính chưa phát triển thì Ngân hàng được kỳ vọng là kênh cung ứng vốn quan trọng nhất của nền kinh tế. Cho vay tiêu dùng là một trong những hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại. Không những đem lại hiệu quả đa dạng hoá hoạt động kinh doanh cho ngân hàng, đáp ứng những nhu cầu cần thiết hiện tại cho khách hàng mà còn góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Hoạt động cho vay là một trong những hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho ngân hàng. Đặc biệt là mảng cho vay tiêu dùng là một vấn đề mà rất nhiều ngân hàng khác cũng rất quan tâm. Ngân hàng No & PTNT Quảng Trị là một tổ chức kinh doanh tiền tệ tín dụng cũng đang đứng trước tình hình đó. Hoạt động trên một địa bàn nhỏ hẹp mà phải cạnh tranh gay gắt với rất nhiều ngân hàng khác như: Ngân hàng đầu tư và phát triển, ngân hàng Đông Á, ACB và sắp tới đây là một loạt các ngân hàng nước ngoài chuẩn bị đổ bộ vào Việt Nam cũng như Quảng Trị. Sau khi thời hạn cam kết của Việt Nam với các đối tác nước ngoài về các lĩnh vực ngân hàng đã hết.
Cho nên yêu cầu cũng như nhiệm vụ đặt ra đối với Ngân hàng No & PTNT Quảng Trị là phải làm sao tăng cường công tác huy động vốn, mở rộng vốn cho vay nhằm thoả mãn nhu cầu vốn của nghành, các thành phần kinh tế trên địa bàn với điều kiện tốt nhất thuận lợi nhất để thu hút được nhiều khách hàng hơn, nắm chắc và mở rộng thị trường cho vay không để các đối thủ khác chiếm lĩnh. Đồng thời không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay để ngày càng tạo ra nhiều lợi nhuận cho ngân hàng tránh những rủi ro trong kinh doanh. Nhận thức được điều này, thông qua quá trình thực tập tại Chi nhánh ngân hàng No & PTNT Quảng Trị, em đã chọn đề tài:
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG No & PTNT QUẢNG TRỊ
1.2. Mục tiêu đề tài
Mục tiêu tổng quát của bài báo cáo này là phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng ở ngân hàng No & PTNT Quảng Trị. Để từ đó đưa ra được các chính sách, chương trình phù hợp nhằm giúp ngân hàng nâng cao chất lượng kinh doanh và lợi thế cạnh tranh của mình trên địa bàn
Với mục tiêu tổng quát trên, các mục tiêu cụ thể được đặt ra như sau:
- Tình hình cho vay tiêu dùng ở ngân hàng No & PTNT Quảng Trị
- Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng.
1.3. Phương pháp nghiên cứu
Để tìm hiểu về tình hình cho vay tiêu dùng của ngân hàng No & PTNT Quảng Trị bài báo cáo thực tập sử dụng phương pháp thống kê mô tả
Để phân tích thực trạng và vị trí của ngân hàng trên thị trường Quảng Trị, bài báo cáo sử dụng mô hình ma trận SWOT.
Số liệu của bản báo cáo được lấy từ phòng tổng hợp của ngân hàng No & PTNT Quảng Trị.
1.4. Phạm vi đề tài:
Hoạt động cho vay của ngân hàng là một lĩnh vực rất rộng, tuy nhiên trong bài luận này em chỉ xin trình bày một số hiểu biết và ý kiến về hoạt động cho vay tiêu dùng, nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại chi nhánh ngân hàng No & PTNT Quảng Trị trong những năm 2005- 2006.
1.5. Nội dung đề tài:
Ngoài chương mở đầu, kết cấu đề tài của em gồm có 4 chương:
Chương 2: Cơ sở lý luận về ngân hàng thương mại, tín dụng và tín dụng tiêu dùng
Chương 3: Phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Ngân hàng No & PTNT Quảng Trị
Chương 4: Một số giải pháp và nhằm nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng No & PTNT Quảng Trị
Chương 5: Kết luận và các kiến nghị
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc tìm tòi suy nghĩ trong suốt thời gian thực tập, song trình độ còn hạn chế bản thân mới là sinh viên năm 4, kinh nghiệm việc làm thực tiển chưa có mà hoạt động tín dụng về ngân hàng lại rất phong phú và đa dạng nên đề tài còn rất nhiều thiếu sót. Rất mong sự đóng góp, góp ý của thầy giáo Nguyễn Hoàng Bảo, cô Trương Công Thanh Nghị, các thầy cô trong khoa KHĐT trường đại học kinh tế TP.HCM và tập thể cán bộ công nhân viên Ngân hàng No & PTNT Quảng Trị để em có thể hoàn thiện kiến thức của mình hơn
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 331
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 705
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 349
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 574
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 260
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 177
⬇ Lượt tải: 3
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 1289
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 337
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 372
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 347
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 441
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 349
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 316
⬇ Lượt tải: 18