Mã tài liệu: 260543
Số trang: 79
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 967 Kb
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng
MỤC LỤC
Trang
Mục lục . i
Danh sách biểu bảng . .iii
Danh sách hình . .iv
Danh sách từ viết tắt . . v
Tóm tắt . .vi
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU . 1
1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu . 1
1.1.1. Sự cần thiết của đề tài . . 1
1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn . . 2
1.2. Mục tiêu nghiên cứu . .2
1.2.1. Mục tiêu chung . .2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể . .3
1.3. Phạm vi nghiên cứu . 3
1.4. Lược khảo tài liệu . 5
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP LUẬN - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp luận . 5
2.1.1. Một số vấn đề về tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp . 5
2.1.2. Một số vấn đề cơ bản về hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT 8
2.1.3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay . . 15
2.1.4. Những yếu tố đã được khẳng định là có ảnh hưởng đến nhu cầu vốn
của nông hộ . 15
2.2. Phương pháp nghiên cứu . . 18
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu . . 18
2.2.2. Phương pháp phân tích . 19
CHƯƠNG 3. GIỚI THIỆU VỀ NHNo&PTNT HUYỆN CHỢ MỚI . 21
3.1. Giới thiệu sơ lược về ngân hàng . 21
3.1.1. Lịch sử hình thành. 21
3.1.2. Nhiệm vụ của ngân hàng . . 21
3.1.3. Cơ cấu tổ chức và chức năng của phòng ban . . 22
3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng . .23
Trang vii
3.3 Mục tiêu hoạt động năm 2009 . .26
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY VÀ CÁC NHÂN
TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHU CẦU VỐN VAY CỦA NÔNG HỘ
TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT HUYỆN CHỢ MỚI . 27
4.1. Khái quát tình hình cho vay nông hộ . 27
4.2. Nhu cầu vay vốn của nông hộ tại chi nhánh NHNo&PTNT
huyện Chợ Mới . 33
4.2.1. Những vấn đề khi vay vốn tại NHNo&PTNT huyện Chợ Mới . . 33
4.2.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của nông hộ . 36
CHƯƠNG 5. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐÁP ỨNG NHU CẦU
VAY VỐN CHO NÔNG HỘ VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT
ĐỘNG CHO VAY TẠI NHNo&PTNT HUYỆN CHỢ MỚI . .41
5.1. Đánh giá chung . . 41
5.1.1. Thuận lợi . 41
5.1.2. Khó khăn . . 41
5.2. Một số giải pháp đáp ứng nhu cầu vay vốn cho nông hộ phục vụ
sản xuất nông nghiệp . . 42
5.3. Một số giải pháp nhằm làm hài lòng khách hàng . . 45
5.4. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng . . 46
CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ . .48
6.1. Kết luận . .48
6.2. Kiến nghị . 49
6.2.1. Đối với chi nhánh NHNo&PTNT huyện Chợ Mới . .49
6.2.2. Đối với NHNo&PTNT tỉnh An Giang . . 50
6.2.3. Đối với chính quyền địa phương . . 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 54
TÓM TẮT NỘI DUNG
NHNo&PTNT huyện Chợ Mới thực hiện vai trò trung gian của mình thông
qua việc huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và thực hiện cho vay. Kinh
doanh ngân hàng cũng là một trong những ngành nghề kinh doanh trong lĩnh vực
dịch vụ khách hàng. Do đó, nhu cầu khách hàng đóng vai trò quan trọng quyết
định lợi nhuận của ngân hàng. Vì vậy, luận văn nghiên cứu nhu cầu khách hàng
là những hộ sản xuất nông nghiệp nhắm giúp ngân hàng có cái nhìn tổng quát về
tình hình hoạt động của mình so với nhu cầu của khách hàng. Nội dung luận văn
gồm có 6 chương.
Chương 1: trình bày về sự cấp thiết của đề tài, những mục tiêu mà cần giải
quyết.
Chương 2: nông hộ được định nghĩa như thế nào? Nông hộ có những đặc
trưng gì? Nhu cầu vốn của nông hộ là như thế nào? Tín dụng có vai trò như thế
nào trong nền kinh tế nông nghiệp? Ngoài ra chương 2 còn đề cập đến những
phương pháp thu thập cũng như xử lý số liệu, giới thiệu mô hình hồi quy sử dụng
trong phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của nông hộ.
Chương 3: trình bày khái quát về NHNo & PTNT huyện Chợ Mới
Chương 4: khái quát tình hình cho vay hộ sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra,
trong chương này cũng phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của
hộ sản xuất nông nghiệp.
Chương 5: một số giải pháp để đáp ứng nhu cầu vốn vay của nông hộ, giải
pháp làm hài lòng khách hàng và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng.
Chương 6: kết thúc vấn đề nghiên cứu là những kết luận và kiến nghị tổng kết
nội dung.
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
1.1.1. Sự cần thiết của đề tài:
An Giang là một trong những tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long có tiềm
năng lớn về sản xuất nông nghiệp, và nằm ở trung tâm đồng bằng sông Cửu
Long, với dân số trên 369.443 người (2007), sinh sống trên diện tích 369,62 km2.
Theo kết quả điều tra nông nghiệp nông thôn thì tỉnh An Giang có đến trên 80%
số hộ sản xuất nông nghiệp. Khi khai thác và phát huy tốt tiềm năng đó sẽ có tác
động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà. NHNo&PTNT
(Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Việt Nam với tên gọi của nó
đã tự thân nói lên nhiệm vụ, chức năng vừa cơ bản vừa lâu dài phục vụ nông
nghiệp nông thôn. NHNo&PTNT huyện Chợ Mới là chi nhánh NHNo&PTNT
tỉnh An Giang cũng đã từng bước đổi mới và khẳng định mình trong quá trình
phát triển kinh tế của tỉnh An Giang nói chung và của huyện Chợ Mới nói riêng.
Chi nhánh NHNo&PTNT Chợ Mới không ngừng đổi mới và hoàn thiện cơ chế
cho vay hộ nông dân - là khách hàng vay vốn đông đảo và chiếm tỷ trọng dư nợ
vay vốn chủ yếu. Hiện nay, khách hàng của NHNo&PTNT huyện Chợ Mới
chiếm tỷ trọng lớn nhưng nhiều nhất là hộ sản xuất nông nghiệp. Với vai trò từng
bước đẩy mạnh và mở rộng các phương thức hoạt động từ huy động vốn đến cho
vay một cách linh hoạt nhằm đáp ứng khá đầy đủ, kịp lúc, kịp thời tới nhu cầu về
vốn cho hộ nông dân - những hộ thiếu vốn, từng bước đưa sản xuất kinh doanh
đạt hiệu quả, góp phần nâng cao mức sống của người dân và góp phần làm cho
xã hội phát triển. Đặc biệt trong công cuộc đổi mới của đất nước hiện nay,
NHNo&PTNT đã thật sự trở thành người bạn thân thiết của nông dân. Điều đó
thể hiện qua quá trình đầu tư vốn cho nông dân phát triển sản xuất, từng bước
nâng cao đời sống người dân, giải quyết việc làm góp phần phát triển kinh tế
nông thôn nhất là trong quá trình hội nhập. Tuy nhiên đầu tư vốn vào nông
nghiệp chủ yếu là cho vay hộ nông dân vẫn còn một số tồn tại. Để mở rộng và
phát triển hoạt động cho vay hộ nông dân thì cần phải phân tích, đánh giá hiệu
quả sử dụng của đồng vốn vay một cách chính xác. Tuy nhiên, trong quá trình
kinh doanh không phải chỉ biết cung cấp mà còn phải quan tâm đến nhu cầu
khách hàng.
Nhận thức được điều này em đã chọn đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh
hưởng đến nhu cầu vốn vay của nông hộ tại chi nhánh Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chợ Mới” làm đề tài nghiên cứu. Qua
đó còn góp phần bổ sung những kiến thức thực tiễn vào việc hoàn thiện lý thuyết
đã được thầy cô truyền đạt ở giảng đường.
1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn:
Trong nền kinh tế, không một loại hình kinh doanh nào lại không cần vốn
nhưng vốn tự có luôn bị hạn chế, vì vậy các tổ chức tín dụng đóng vai trò là trung
gian để huy động những nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư rồi cho những cá nhân,
doanh nghiệp, tổ chức vay. Trong nông nghiệp cũng vậy, để có thể sản xuất đạt
hiệu quả cao đòi hỏi vốn đầu tư lớn, nhưng hiện nay nông dân An Giang nói
chung vẫn còn nghèo do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là chi phí đầu vào
quá cao trong khi thu nhập từ việc bán nông sản lại thấp dẫn đến tình trạng thiếu
vốn nghiêm trọng. Nhu cầu vốn vay hì có nhưng nhiều nguyên nhân dẫn đến tình
trạng nông dân không thể đến ngân hàng xin vay vốn. Vì vậy, cần có những
nghiên cứu nhằm tìm hiểu những nguyên nhân để có thể giúp nông dân có đủ vốn
sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học, nâng cao chất lượng nông sản Việt Nam.
Đã có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học đề cập đến vấn đề tín dụng ở nông
thôn cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu vốn vay, khả năng tiếp cận
tín dụng của hộ nông dân ở Việt Nam nói chung cũng như đồng bằng sông Cửu
Long nói riêng. Nhưng chưa có bất kỳ một cuộc nghiên cứu cụ thể nào nói về
nhu cầu vốn phục vụ sản xuất nông nghiệp được thực hiện tại huyện Chợ Mới để
thấy rõ tầm quan trọng của tín dụng ở những địa phương khác nhau. Tuy đây chỉ
là một đề tài nghiên cứu nhỏ nhưng cũng nói lên được phần nào tầm quan trọng
của tín dụng ở các huyện trên địa bàn tỉnh An Giang.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
1.2.1. Mục tiêu chung:
Nghiên cứu tình hình cho vay và những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu vốn
vay phục vụ sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân tại chi nhánh NHNo& PTNT
huyện Chợ Mới nhằm giúp ngân hàng đánh giá chính xác hơn nhu cầu vốn của
khách hàng.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể:
Mục tiêu 1: Khái quát tình hình cho vay hộ sản xuất nông nghiệp của
NHNN& PTNT chi nhánh huyện Chợ Mới từ năm 2006 - 2008
Mục tiêu 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vốn vay của nông
hộ.
Mục tiêu 3: Đề ra những biện pháp giúp ngân hàng đánh giá chính xác hơn
nhu cầu vốn của nông hộ và giúp nông hộ tiếp cận nguồn vốn vay từ ngân hàng.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
- Phạm vi về không gian:
Đề tài được thực hiện tại NHNo&PTNT huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
- Phạm vi về thời gian:
- Số liệu sử dụng cho đề tài thu thập từ năm 2006 - 2008.
- Đề tài được nghiên cứu trong thời gian từ 18/05/2009 đến 22/06/2009.
- Đối tượng nghiên cứu:
- Hoạt động cho vay nông hộ (nông hộ sản xuất nông nghiệp) trong huyện Chợ
Mới.
- Phỏng vấn hộ nông dân trồng trọt đang sống trên địa bàn huyện.
- Hạn chế của đề tài:
Chỉ tập trung nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vốn vay của hộ
sản xuất nông nghiệp là trồng trọt.
Do thời gian nghiên cứu có hạn nên số mẫu thu thập tương đối ít, 30 mẫu là số
mẫu tối thiểu để cho nghiên cứu có ý nghĩa.
1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU:
+ Nguyễn Bích Quyên (2005), trong "Phân tích hoạt động tín dụng hộ sản
xuất nông nghiệp tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Chợ Gạo" đã phân tích hiệu
quả hoạt động tín dụng từ năm 2002 - 2004 thông qua những phương pháp phân
tích số tương đối, số tuyệt đối, thống kê mô tả những nguyên nhân ảnh hưởng
đến tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ và nợ quá hạn của ngân hàng.
+ Nguyễn Phước Hậu (2006), với đề tài "Phân tích hoạt động tín dụng hộ sản
xuất nông nghiệp tại NHNo&PTNT huyện Mỏ Cày". Đề tài sử dụng phương
pháp so sánh số tuyệt đối, số tương đối có kỳ gốc liên hoàn để thấy tình hình biến
động của doanh số cho vay, doanh số thu nợ, doanh số dư nợ và tình hình nợ quá
hạn của ngân hàng.
+ Nguyễn Thị Mỹ Phương (2006) với đề tài “ Phân tích tình hình cho vay hộ
cá thể tại chi nhánh ngân hàng Công thương thị xã Châu Đốc”. Đề tài đã đánh giá
khái quát dự nợ cho vay của ngân hàng Công thương Châu Đốc, ngoài ra tác giả
có sử dụng hàm số đường thẳng để phân tích xu hướng biến động doanh số cho
vay hộ cá thể nhằm đưa ra những nhận xét đánh giá chung về loại hình cho vay
này.
+ Ngô Thị Thúy Diễm (2007), với đề tài "Phân tích hoạt động tín dụng và nhu
cầu vay vốn của khách hàng tại chi nhánh NHNo&PTNT Vị Thủy". Đối với số
liệu thứ cấp đề tài sử dụng phương pháp phân tích so sánh số tuyệt đối, số tương
đối để đánh giá tình hình biến động và tỷ trọng qua các năm phân tích.
Đối với số liệu sơ cấp, đề tài dùng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân
tầng để điều tra hộ sản xuất nông nghiệp, sau đó dùng Excel để tổng hợp chi phi
sản xuất, cơ cấu nguồn vốn và xác định nhu cầu vốn sản xuất của hộ sản xuất mà
chưa áp dụng phân tích mô hình hồi quy để xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến
nhu cầu vay vốn của hộ.
+ Nguyễn Ngọc Chăm (2007), với đề tài "Phân tích hiệu quả hoạt động tín
dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Vĩnh Long". Đề tài
sử dụng phương pháp thống kê miêu tả để phân tích quá trình hoạt động của ngân
hàng. Phương pháp số tuyệt đối, số tương đối để phân tích sự biến động và tốc độ
phát triển của tình hình huy động vốn, hoạt động tín dụng, thu nhập, chi phí, lợi
nhuận của ngân hàng. Phương pháp phân tích tỷ trọng để phân tích cơ cấu của
từng khoản mục tín dụng ngắn hạn của ngân hàng.
Đề tài này có điểm khác biệt so với các đề tài nghiên cứu trước, đề tài phân
tích khái quát được tình hình cho vay nông hộ và đánh giá được nhu cầu vay vốn
của nông hộ phục vụ chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp (trồng trọt) bị ảnh hưởng
bởi các nhân tố nào thông qua điều tra phỏng vấn nông hộ trên địa bàn huyện
Chợ Mới và phân tích dựa trên mô hình hồi quy
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 302
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 450
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 369
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 282
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 337
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 596
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 378
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 452
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 247
⬇ Lượt tải: 4
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 150
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 471
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 493
⬇ Lượt tải: 19