Mã tài liệu: 214404
Số trang: 51
Định dạng: doc
Dung lượng file: 310 Kb
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng
Chương 1
Những vấn đề cơ bản về vốn của ngân hàng thương mại
1.1.Khái niệm và vai trò của vốn trong hoạt động kinh doanh của NHTM
1.1.1. Khái niệm vốn của NHTM.
Vốn của NHTM là những giá trị tiền tệ do Ngân hàng tạo lập hoặc huy động được, dùng để cho vay, đầu tư hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác.
Thực chất, vốn của Ngân hàng là một bộ phận của thu nhập quốc dân tạm thời nhàn rỗi trong quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng, người chủ sở hữu của chúng gửi vào Ngân hàng với mục đích thanh toán, tiết kiệm hay đầu tư. Nói cách khác, họ chuyển nhượng quyền dử dụng vốn cho Ngân hàng, để Ngân hàng trả lại cho họ một khoản thu nhập.
Như vậy, Ngân hàng đã thực hiện vai trò tập trung vốn và phân phối lại vốn dưới hình thức tiền tệ, làm tăng nhanh quá trình luân chuyển vốn, kích thích mọi hoạt động kinh tế phát triển. Đồng thời, chính các hoạt động đó lại quyết định sự tồn tại và phát triển hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
1.1.2. Vai trò của vốn đối với hoạt động kinh doanh Ngân hàng.
1.1.2.1. Vốn giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành NHTM
Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, muốn hoạt động sản xuất kinh doanh được thì phải có :Công nghệ - Lao động – Tiền vốn trong đó vốn là nhân tố quan trọng, nó phản ánh năng lực chủ yếu để quyết định khả năng kinh doanh. Riêng đối với NHTM, vốn lại càng là nhân tố không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vốn là cơ sở để NHTM tổ chức hoạt độnh kinh doanh, ngân hàng không thể thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh nếu không có vốn. Như đã biết, đặc trưng của hoạt động ngân hàng:Vốn không chỉ là phương tiện kinh doanh chính mà còn là đối tượng kinh doanh chủ yếu của NHTM. Ngân hàng là tổ chức kinh doanh loại hàng hóa đặc biệt trên thị trường tiền tệ(thị trường vốn ngắn hạn) và thị trường chứng khoán(thị trường vốn dài hạn). Những ngân hàng trường vốn là ngân hàng có nhiều thế mạnh trong kinh doanh. Hơn nữa, vốn lớn là lợi thế đầu tiên trong việc chấp hành pháp luật trước hết là luật NHTW, luật các TCTD, tạo thế mạnh và thuận lợi trong kinh doanh tiền tệ. Chính vì thế, có thể nói vốn là điểm đầu tiên trong chu kỳ kinh doanh của ngân hàng, là khâu cốt tử của ngân hàng. Do đó, ngoài vốn ban đầu cần thiết, tức là đủ vốn điều lệ theo luật định thì ngân hàng phải thường xuyên chăm lo tới việc tăng trưởng vốn trong suốt quá trình hoạt động của mình
Từ đặc trưng kinh doanh của Ngân hàng, vốn vừa là phương tiện kinh doanh, vừa là đối tượng kinh doanh. Các NHTM thực hiện kinh doanh loại “hàng hoá đặc biệt” – tiền tệ trên thị trường tiền tệ (thị trường vốn ngắn hạn) và thị trường chứng khoán (thị trường vốn dài hạn). Vì vậy, ngoài vốn ban đầu khi thành lập theo qui định của pháp luật, các Ngân hàng phải thường xuyên tìm mọi biện pháp để tăng trưởng vốn trong quá trình hoạt động kinh doanh.
1.1.2.2. Vốn quyết định khả năng thanh toán và năng lực cạch tranh của Ngân hàng:
Trong nền kinh tế thị trưòng, để tồn tại và ngày càng mở rộng quy mô hoạt động đòi hỏi các ngân hàng phải có uy tín lớn trên thị trường là điều trọng yếu. Uy tín đó phải được thể hiện trước hết ở khả năng sẵn sàng thanh toán, chi trả cho khách hàng của ngân hàng. Chúng ta đã biết, đại bộ phận vốn của ngân hàng là vốn tiền gửi và đi vay, do vậy ngân hàng phải trả cho khách hàng khi họ có yêu cầu rút tiền. Với một ngân hàng có quy mô vốn nhỏ, khi nhu cầu vay vốn trên thị trường là rất lớn, một mặt ngân hàng không đáp ứng đủ nhu cầu vay, mặt khác với quy mô nhỏ, ngân hàng nếu cho vay tối đa nguồn vốn huy động đuợc, dự trữ ít sẽ dẫn đến mất khả năng thanh toán. Trong khi đó, với một ngânh hàng trường vốn, họ thực hiện dự trữ đủ khả năng thanh toán đồng thời vẫn thỏa mãn được nhu cầu vay vốn của nền kinh tế, do đó sẽ tạo được uy tín ngày càng cao.
Khả năng thanh toán của ngân hàng càng cao thì vốn khả dụng của ngân hàng càng lớn. Vì vậy nếu loại trừ các nhân tố khác, khả năng thanh toán của ngân hàng tỷ lệ thuận với vốn của ngân hàng nói chung và với vốn khả dụng của ngân hàng nói riêng. Với tiềm năng vốn lớn, ngân hàng có thể hoạt động kinh doanh với quy mô ngày càng mở rộng, tiến hành các hoạt động cạnh tranh có hiệu quả nhằm giữ chữ tín, vừa nâng cao vị thế của ngân hàng.
1.1.2.3. Vốn quyết định quy mô hoạt động tín dụng và các hoạt động kinh doanh khác của Ngân hàng:
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 392
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 399
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 518
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 273
⬇ Lượt tải: 5
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 377
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 388
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 616
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 369
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 326
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 148
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 291
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 312
⬇ Lượt tải: 16